Trận động đất kinh hoàng tại Nepal hôm 25/4 đã khiến hơn 3.000 người chết. Tại Việt Nam, cộng đồng mạng đang kêu gọi tìm kiếm những người Việt mất tích tại Nepal cũng như quyên góp ủng hộ nạn nhân thảm họa.


{keywords}
Cảnh hoang tàn đổ nát ở Nepal sau trận động đất. Ảnh: EPA

Lo lắng và tìm kiếm

Trên Facebook cá nhân, Võ Thị Mỹ Linh, cô gái từng thoát chết sau vụ lở tuyết ở Nepal năm 2014 vừa đăng danh sách những người Việt mất tích ở Nepal. Cộng đồng mạng đã nhanh chóng chia sẻ và đóng góp thêm vào danh sách này.

{keywords}

Danh sách người Việt mất tích ở Nepal trên FB của Mỹ Linh

Theo facebook của Mỹ Linh, tính đến thời điểm sáng ngày 27/4, tổng cộng danh sách này đã lên đến con số 14 người.

1. Nguyễn Thị Minh Châu- 1970 Passport: B2601346

2. Lợi Hồng Thanh – 1987 - B1847791

3. Đoàn Chi – 1985- B5876480

4. Lưu Lê Minh Khải – 1980 - B4567229

5. Nguyễn Đình Tấn Vũ - B4186000.

(Nhóm này rời Việt Nam: 18/4/2015, lần cuối liên lạc sáng 26/4/2015. Tên công ty du lịch: Nepal Unique Trek, CEO: Dil Gurung. Nhóm hiện đang bị kẹt ở độ cao 4600m tại trại Dingboje)

6. Nguyễn Phương Thanh 22/9/1987 – B9713447

7. Nguyễn Mạnh Linh – 4/12/1986 – B4838302

(Hai bạn này rời VN ngày 24/4. Mất liên lạc lúc 8h06 ngày 25/4 ở Kathmandu – đúng ngày xảy ra động đất.)

8. Đặng Vân Ngọc – 1983

9. Nguyễn Sơn (FB: Nguyen Son)

(Hai bạn này rời VN ngày 24/4. Lần cuối liên lạc ngày 24/4. Đến nay chưa thấy tin tức.)

10. Huỳnh Quốc Huy, sinh năm 1983

11.Đoàn Ngọc Tiến - 1987

12.Cẩm Tú (PV Báo Pháp Luật)

13. Một bạn nữa là ai không biết

(Nhóm này rời VN ngày 17/4, check in lần cuối ngày 22/4 khi đang ở Chame, độ cao 2700m. cty du lịch Life Dream Adventure)

14. Phan Thu Giang, FB Phan Giang (bạn này gia đình đang mất liên lạc)

Trước đó, Mỹ Linh cũng đã cập nhật tin tức về 6 người Việt có mặt trong doanh trại quân đội Nepal và cung cấp thông tin hướng dẫn những người có người thân và bạn bè người Việt mất tích ở Nepal cách tìm người thân.

{keywords}

Hướng dẫn những người có người thân và bạn bè người Việt mất tích ở Nepal cách tìm người thân.

1. Trong trường hợp khẩn cấp (bị thương hoặc tính mạng bị đe dọa) liên hệ số điện thoại cứu hộ của Nepal: +977 422 84 35

2. Chỉ dẫn bạn bè hoặc người thân bị kẹt không biết làm sao thì liên hệ với chị

BảoBao Saru– người Việt sống tại Nepal +977-9818-441-441 hoặc chị gái chị Bảo – (977-980-398-4247) hoặc chồng chị Bảo 977-980-204-3330. Các bạn có thể thông báo với người thân, bạn bè bị kẹt tìm đến Pho 99 Jhamshilkel nếu cần giúp đỡ hoặc chỗ ăn uống.

3. Việt Nam không có ĐSQ ở Nepal, vì vậy, mọi người có thể liên hệ số anh Tuấn, đang công tác ở ĐSQ Việt Nam tại Ấn Độ nếu cần trợ giúp: +91 99 71 288818 hoặc chị Hằng - Lãnh sự +91 9716 793 097

4. Chỉ dẫn người thân đến ĐSQ Ấn Độ ở Nepal nhờ trợ giúp hoặc nhờ họ liên lạc với ĐSQ Việt Nam ở Delhi. Số điện thoại liên hệ khẩn cấp của sứ quán Ấn Độ tại Nepal là:+9779851107021. Đại sứ quán Ấn Độ sẽ giúp sơ tán công dân Việt Nam về nước.

5. Vào Facebook Vietnam Embassy New Delhi để liên hệ và gửi thông tin về e-mail: vnconsul.indelhi@yahoo.in

6. Vào để lại thông tin ở link này: https://google.org/personfinder/2015-nepal-earthquake

Trên facebook của chị Nguyễn Cẩm Tú bạn bè, người thân liên tục bày tỏ những trạng thái lo lắng khi Cẩm Tú đã mất liên lạc khi đang đi du lịch ở Nepal. Sang Nepal hôm 17/4 và cập nhật trạng thái, hình ảnh trên Facebook lần cuối vào ngày 20/4. Theo như bạn bè cô chia sẻ là đang ở Nepal theo một tour du lịch leo núi. Bạn bè đã không liên lạc được với cô từ tối 25/4, và những thông tin như Cẩm Tú đang ở cùng ai, đang ở đâu rất lờ mờ.

Một người bạn của Cẩm Tú thông tin, anh đã nhờ một bạn ở Nepal gọi cho người hướng dẫn của Tú Hari nhưng không được, sau đó, người này nhận được tin nhắn: "Hari not picking up phone. Will see best what can be done" (tạm dịch: “Hari đang không thể cầm điện thoại. (Chúng tôi) sẽ làm những gì tốt nhất có thể) khiến những người theo dõi câu chuyện không khỏi lo lắng.

Một người bạn khác của Cẩm Tú cũng thông tin: “Ba người đi cùng chị Tú đều không liên lạc được. Gọi điện thoại cho công ty du lịch tiếp đón nhóm của Tú bên Nepal thì điện thoại bàn như đứt dây. Điện thoại di động nghe lào xào như đang ở nơi đông người ồn ào, cứu trợ”. Cũng người này, trong một comment khác cho rằng, một thành viên trong đoàn đã xác nhận cả nhóm leo núi của Cẩm Tú an toàn, rồi lại phủ nhận thông tin này.

{keywords}
Hình ảnh chị Cẩm Tú chụp tại Nepal.

Trước đó, cô gái Đoàn Thị Thùy Chi đã chia sẻ trên Facebook cá nhân lịch trình leo núi Everest của chị gái mình và nhờ bạn bè, cư dân mạng chia sẻ, tìm kiếm thông tin về chị gái của Thùy Chi, hiện đang ở Nepal.

Thùy Chi chia sẻ, chị gái cô, Đoàn Thị Diễm Chi (1985) sang Nepal hôm 19/4 cùng một nhóm bạn thân. Tuy nhiên, gia đình đã mất liên lạc với Diễm Chi từ ngày 22/4.

Thùy Chi đã nghĩ đến nhiều cách để tìm thông tin, kêu gọi bạn bè và cộng đồng mạng nhờ giúp đỡ, chia sẻ thông tin lên các trang về du lịch, các đoàn leo núi để nhờ các bạn có người quen ở Nepal tìm thông tin… Sau vài giờ tìm kiếm, Thùy Chi đã lần ra địa chỉ Facebook của người hướng dẫn đoàn leo núi của Diễm Chi và thấy status của người này update trước đó khoảng hai tiếng đồng hồ.

Đỡ lo, nhưng chưa xác định chắc chắn rằng chị gái mình và những người cùng đi an toàn, đến khi nhận được tin nhắn từ một người bạn của Diễm Chi gửi về, Thùy Chi và gia đình mới thở phào nhẹ nhõm. Một người bạn của Diễm Chi đang ở Hàn Quốc nghe tin Nepal có động đất đã dùng whassap (các phương tiện internet khác như Facebook, viber, skype đều không hiệu quả để liên lạc với đoàn leo núi, do sóng wifi ở khu vực đó quá yếu) để kết nối với nhóm leo núi của Diễm Chi và chuyển thông tin về Việt Nam.

Theo thông tin từ Thùy Chi, khi xảy ra động đất, chị gái cô đang ở trạm dừng chân trên lưng chừng núi Everest, tại Dingboche ở độ cao 4.700m và rất may, Diễm Chi cùng mọi người trong đoàn leo núi an toàn. Sau đó, Thùy Chi cũng liên lạc được với chị gái, dù thời gian trò chuyện chỉ khoảng 1 phút (do Diễm Chi phải đi bộ từ trạm dừng đến chỗ có sóng điện thoại mất gần nửa tiếng và ở đó khá nhiều người xếp hàng), nhưng biết thông tin mọi người đều bình an, gia đình cô cũng như những người đã giúp đỡ tìm kiếm thông tin thở phào nhẹ nhõm.

Một số thông tin có được từ vùng thiên tai đã được một số du khách người Việt đang du lịch ở Nepal chia sẻ khiến nhiều người bớt lo lắng phần nào. Cô gái Nguyễn Thị Hải Yến, SV đại học FPT, may mắn vẫn an toàn trong chuyến du lịch của mình cho biết cô đang ở TP Ponkhara, cách thủ đô Kathmandu 200km, tại đây thi thoảng mặt đất vẫn rung lên.

Theo thông tin mà nhóm Hải Yến chia sẻ thì cùng sang Nepal với họ trong ngày 24/4 còn có ít nhất hai nhóm người Việt Nam khác. Hải Yến cho biết hiện nay những người còn lại ở Thủ Đô đều không thể liên lạc được với khu vực khác vì không có sóng. Mọi người đều đang cố gắng liên lạc về nhà.

Trao đổi với một số tờ báo trong nước, nhà thiết kế Lê Kim Chi cho biết theo chị hiện nay có ba nhóm do khách người Việt đến Nepal du lịch. Chị Chi cho biết hiện nay giao thông đang bị ùn tắc nhiều km.

Một du khách trẻ đến từ TP.HCM thì cho biết hiện nay nhóm cô 20 người Việt trên đường leo lên dãy Himalaya, hiện nay đang an toàn và không có mặt ở khu vực tuyết lở.

Kêu gọi chung tay chia sẻ với người dân Nepal

Trên trang cá nhân, Facebooker Nguyễn Mạnh Duy, người từng đến Nepal và coi nơi đây như quê hương thứ hai của mình đã kêu gọi mọi người cầu nguyện và chung tay giúp đỡ, chia sẻ với người dân Nepal trong thảm họa: "Đất nước Nepal đang chìm trong nỗi đau của trận động đất kinh hoàng. Người dân của quê hương Đức Phật đang phải gánh chịu những tổn thất vô cùng to lớn. Dù có những cách xa về địa lý và sự giao lưu Việt Nam – Nepal chưa nhiều, song thiết nghĩ, nỗi đau nào của nhân loại cũng cần được sẻ chia". Anh này cũng dành 1 bức tranh Thangka Quan Âm Tứ Thủ trị giá 800 USD để tổ chức đấu giá và tặng toàn bộ số tiền đấu giá được cho người dân Nepal.

{keywords}

Lời kêu gọi của anh Duy được đông đảo bạn bè trong và ngoài nước ủng hộ.

(Tổng hợp theo Trí thức trẻ, Facebook)