Chương trình Sữa học đường đã triển khai khắp thế giới cả thế kỷ nay, với ngày lễ chung, diễn ra nhằm thứ Tư của tuần lễ cuối cùng trong tháng 9. Ở Việt Nam, các hoạt động riêng lẻ 10 năm nay cũng thể hiện mong muốn, quyết tâm nâng cao tầm vóc, trí tuệ của người Việt Nam.

Kỉ niệm 15 năm Ngày Sữa học đường thế giới

Sau gần 1 thế kỉ thực hiện chương trình Sữa Học đường tại các nước phát triển và khoảng 50 năm tại các nước đang phát triển, từ năm 2000, tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) thống nhất chọn ngày thứ Tư cuối cùng của tháng 9 là ngày sữa học đường.

Cũng theo đó, ngày sữa học đường lần thứ 15 làhôm nay, 24/9/2014.

{keywords}
Chương trình Sữa Học đường đang lan rộng trên toàn cầu
với sự tham gia của khoảng gần 40 quốc gia.

Theo đánh giá của FAO, các Chương trình Sữa Học đường không chỉ đem lại lợi ích trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, mà còn góp phần tăng cường mức tiêu thụ sữa và các cơ hội nâng cao thu nhập hỗ trợ kinh tế gia đình, thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò sữa, tạo việc làm ổn định cho các DN quy mô vừa và nhỏ.

Sữa học đường Việt Nam: 8 năm tự phát

Ở Việt Nam, chương trình sữa học đường mới được manh nha từ khoảng năm 2006 với sự tiên phong của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau 7 năm thực hiện chương trình, Sữa Học đường tại Bà Rịa Vũng Tàu đã đem lại kết quả rõ rệt. Cụ thể: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ giảm từ 10% trẻ mầm non suy dinh dưỡng xuống còn 3% (năm 2013). Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi cũng chỉ còn 5% ở các trường học. Chiều cao trẻ em đạt chuẩn tăng từ 67% (2005) lên 87% (2010).

Nhiều năm liền, chương trình Sữa Học đường ở Việt Nam mới dừng ở mức tự phát theo công thức: DN sữa - Nhà trường - Học sinh - Phụ huynh. Trong đó, phụ huynh là người đóng tiền theo khẩu phần ăn cho con, thực đơn là do nhà trường lên, và sữa trong khẩu phần ăn của học sinh sẽ do Nhà trường - DN sữa thỏa thuận cung cấp.

Các DN sữa cũng lẻ tẻ thực hiện các chương trình Sữa học đường riêng của mình và chưa có sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ.

Mới đây, PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho biết, tỉ lệ dùng sữa trên đầu người ở nước ta hiện rất thấp, ở mức 14 lít/người/năm. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ của Việt Nam rất cao, chiếm 31,9% (tương đương cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 em bị thấp còi). Cũng vì vậy, chiều cao của người Việt Nam cải thiện rất chậm (sau 10 năm qua, chiều cao trung bình của người Việt Nam chỉ tăng thêm 1cm).

Bởi vậy, theo các chuyên gia, Việt Nam rất cần mở rộng chương trình Sữa Học đường và tiến tới xây dựng chương trình Sữa Học đường Quốc gia.

Dấu chấm đầu tiên trên bản đồ

Đầu tháng 9/2014, Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD&ĐT với sự tài trợ của TH true MILK đã khởi động Chương trình quốc gia “Chung tay vì tầm vóc Việt” nhằm hướng tới một thế hệ trẻ Việt Nam khỏe mạnh về thể chất, trong sáng về tinh thần và phát triển về trí tuệ.

{keywords}

Đây là bước khởi đầu để chuẩn bị cho việc triển khai có hiệu quả Chương trình Sữa học đường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong “Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030”.

Hỗ trợ thực hiện chương trình Sữa Học đường, TH true MILK đã tiên phong xây dựng chuẩn sữa học đường, giúp trẻ phát triển tối đa thể lực, trí lực. Cụ thể, TH true MILK phối hợp với Viện dinh dưỡng Quốc gia xây dựng công thức Sữa Học đường riêng dưới sự tư vấn của TS. Frank Wieringa, chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Dinh Dưỡng Pháp, người giàu kinh nghiệm trong tư vấn và triển khai sữa học đường thế giới.

Trong 5 tháng, 4.100 học sinh tiểu học Nghĩa Đàn, Nghệ An đã được sử dụng sữa học đường TH true MILK. Kết quả đối chứng cho thấy: Suy dinh dưỡng nhẹ cân giảm khoảng 3%, suy dinh dưỡng thấp còi giảm khoảng 1,5%, tình trạng thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng như vitamin A, sắt, kẽm đều được cải thiện rõ rệt. Đây chính là cơ sở khoa học quan trọng trong Chương trình “Chung tay vì tầm vóc Việt”.

{keywords}
Bộ Y tế trao "Giấy xác nhận công nhận sữa tươi tiệt trùng-sữa học đường”
đã có hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng
và vi chất dinh dưỡng của trẻ em cho TH true MILK.

Với sự vào cuộc mạnh mẽ của Chính phủ bằng một chương trình hành động quốc gia, Việt Nam đã ghi tên mình vào bản đồ Sữa Học đường thế giới. Nhưng để chấm nhỏ này tỏa rộng, cần sự nhập cuộc của cả xã hội, của nhiều nhà hảo tâm và nhiều DN tiên phong như TH true MILK.

Anh Vũ