Đấy thực sự là một câu nói mà lúc nào tôi cũng ước, giá mà mình có thể nói với con, giá mà con có thể hiểu!

Chuyện là, chiều hôm ấy tranh thủ lúc con đang ngủ ngon, tôi đi tắm. Bỗng nhiên, bé khóc ré lên, rồi sau đó nghe tiếng bà nội ầu ơ ru cháu. Nhưng càng dỗ thì thằng bé càng khóc nấc lên. Rồi bỗng nhiên thấy con im bặt, cũng không thấy tiếng bà hát ru. Lo lắng, tôi vội chạy lên nhà thì thấy bà nội đang… vạch ti cho bé bú.

{keywords}

Ngỡ ngàng trong vài giây tôi nhẹ nhàng lại ẵm con rồi dỗ cho con ngủ lại. Đợi lúc trong nhà chỉ còn hai mẹ con, tôi mới góp ý, đề nghị bà không cho bé ngậm ti nữa. Tôi giải thích là nếu cháu khóc cứ cho cháu ngậm ti của bà thì sẽ thành thói quen sau này khó dỗ. Với lại có ti giả đã được tiệt trùng, nếu cháu khóc quá thì mẹ cứ cho cháu ngậm. Vừa nghe xong, mẹ chồng liền mắng: “Cô muốn nói là ti của tôi dơ chứ gì? Chồng cô cũng ngậm ti này mà lớn lên đó. Mà chưa chắc ti giả của cô sạch bằng ti của tôi. Cháu tôi khóc quá nên tôi xót. Cô có hay thì sau này tự dỗ nó đi”.

Tưởng bà đang giận nên nói thế, rồi sẽ rút kinh nghiệm. Thế mà, ngay hôm sau, vừa đi công chuyện về tôi lại thấy bà đang cho cháu ngậm ti. Lúc này, thì cả chồng tôi cũng thấy nên anh ấy cũng góp ý: “Mẹ ơi! Cháu còn nhỏ, sức đề kháng yếu mẹ đừng nên cho cháu ngậm ti mẹ. Không tốt cho cháu!”. Nghe xong, bà đùng đùng trả con cho tôi ẵm rồi nói: “Giỏi thì về mà giữ con!”.

Thú thật, với tôi, chuyện con bú mẹ là một câu chuyện tình cảm cá nhân, riêng tư và rất thiêng liêng, tôi không muốn chia sẻ điều này với ai. Thứ nữa, là chuyện vệ sinh, nhất là trong thời đại mà mỗi em bé đều có thể có rất nhiều ti giả tiệt trùng sạch sẽ. Tôi chưa biết sau này sẽ phải làm thế nào để bà hiểu mà không giận nữa?

(Theo Lửa ấm)