Với khả năng tổng hợp cùng lúc trên nhiều mẫu, thời gian nhanh, kỹ thuật sinh học phân tử giúp phát hiện được nhiều bệnh ung thư cũng như chẩn đoán được nguy cơ mắc bệnh, tiên lượng và điều trị đích ung thư.

Đây là cập nhật mới nhất tại hội nghị: “Cập nhật ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị” do Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức.

Hội nghị có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, Cục quản lý Khám chữa bệnh, Sở y tế Hà Nội cùng chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa, lãnh đạo các bệnh viện tại Hà Nội và bệnh viện tỉnh.

{keywords}
Hội nghị thu hút sự quan tâm nhiều quý vị khách mời.

Trước sự quan tâm của các quý vị, PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật - Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết về sự khác biệt của xét nghiệm sinh học phân tử trên kỹ thuật Real-tim PCR và kỹ thuật mới Pyrosequencing: Theo PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật, “Trước đây công nghệ phân tích gen dựa trên ghi dấu các Nucleotid của cấu tạo DNA, tuy nhiên phân tích này chậm, thời gian kéo dài cả ngày mới phân tích được đoạn gen, máy làm từng mẫu”.

{keywords}
PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật (ngồi giữa) trong phần trao đổi tại hội nghị

Kỹ thuật giải trình tự gen Pyrosequencing thực hiện trên hệ thống PyroMark Q24 có ưu điểm vượt trội là khả năng tổng hợp cùng lúc trên 20 mẫu, thời gian nhanh, độ dải là 200 Nucleotid nên giúp phát hiện được nhiều bệnh như: Phát hiện nhiều đột biến DNA có liên quan đến nhiều loại ung thư, từ đó giúp chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh, tiên lượng và điều trị đích ung thư. Chẩn đoán một số bệnh não và thần kinh, nhiều bệnh di truyền hay phát hiện sự nhiễm và định type nhiều loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm…”.

{keywords}
PGS. TS Tạ Văn Tờ báo cáo tại hội nghị

Bài báo cáo “Vai trò giải phẫu bệnh trong xét nghiệm sinh học phân tử ung thư” của PGS. TS Tạ Văn Tờ - Trưởng khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện K Trung ương cho biết: “Tại Việt Nam, năm 2010 có 126.301 ca ung thư mắc mới, dự tính đến năm 2020 có 189.344 ca. Điều trị ung thư hiện nay không còn dừng ở các phương pháp kinh điển như phẫu thuật, xạ trị hóa trị. Tuy nhiên, để điều trị đích thành công, cần phải xác định các bất thường ở gen như Her-2 (ung thư vú, dạ dày), EGFR, K-ras (ung thư phổi, đại trực tràng), c-Kit (ung thư mô đệm dạ dày-ruột),…”.

Chia sẻ về vai trò phát hiện đột biến trên kỹ thuật Pyrosequencing, PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật cho biết thêm: “Trong ung thư có thể có rất nhiều gen đột biến và loại đột biến khác nhau, tuy nhiên, không phải bất kỳ đột biến nào ở các gen có liên quan đến ung thư cũng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị đích.

Vì vậy, việc xác định các đột biến trên các gen có liên quan đến ung thư là yếu tố quyết định cho điều trị đích thành công. Hiện nay, các kỹ thuật sinh học phân tử, đặc biệt là kỹ thuật Pyrosequencing có thể giúp phát hiện các đột biến ở nhiều loại ung thư”.

{keywords}
TS Phạm Hùng Vân báo cáo tại hội nghị

Cũng trong hội nghị này, TS Phạm Hùng Vân - Chủ tịch Hội Vi sinh Lâm sàng TP.HCM báo cáo: “Ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán bệnh do virus, vi khuẩn”, trong đó phát hiện lao hữu dụng nhất, xét nghiệm phát hiện HPV,…

Với mục đích giúp người dân trong nước được hưởng dịch vụ kỹ thuật công nghệ cao trong chăm sóc sức khỏe, từ tháng 7/2014, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đưa vào sử dụng hệ thống máy sinh học phân tử thế hệ mới - máy PyroMark Q24 (Đức) với chất lượng đảm bảo và chi phí xét nghiệm hợp lý.

Minh Tuấn