Số người mắc phải chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ở Việt Nam lên đến 14 triệu người, chiếm 10-20% bệnh nhân khám tiêu hóa, BS. Trần Ngọc Lưu Phương - Phó trưởng khoa Tiêu hoá gan mật Bệnh viện Nguyễn Tri Phương nhận định.

Hai triệu chứng chính


Theo các nghiên cứu xã hội học, dân văn phòng với chế độ ăn uống thất thường, công việc áp lực… rất dễ mắc GERD. Dù là căn bệnh phổ biến dễ nhận diện nhưng GERD cũng hay bị chẩn đoán nhầm.

GERD xảy ra khi axit trong lớp bảo vệ dạ dày bị trào ngược vào thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản. 86% người mắc GERD cho biết ợ nóng và khó tiêu là 2 triệu chứng chính. Ngoài ra, GERD còn có các biểu hiện như đầy hơi, đầy bụng, đau thượng vị…

{keywords}
Ợ nóng, khó tiêu là 2 triệu chứng chính của GERD

Mặc dù GERD là bệnh tiêu hóa, nhưng đôi khi người bệnh lại có các biểu hiện ngoài đường tiêu hóa và rất dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh tai mũi họng, tim mạch và hô hấp. Người bệnh đôi khi chủ quan, không điều trị vì nghĩ rằng cơ thể sẽ “tự điều chỉnh” sau vài ngày, dẫn đến bệnh nặng hơn và điều trị mất nhiều thời gian hơn.

GERD - ‘Người quen’ của dân văn phòng

Nguy cơ bị GERD thường tăng cao ở những người bị các bệnh trong xã hội hiện đại như béo phì, đái tháo đường, dạ dày, suyễn hay hút thuốc lá,... Đặc biệt, những người làm việc trong môi trường văn phòng rất dễ bị GERD do đặc thù công việc ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, thường xuyên thức khuya, uống không đủ nước, bỏ bữa ăn sáng, ăn uống quá nhanh, ăn nhiều vào bữa tối, tiệc tùng với rượu bia, các món ăn nhiều gia vị…

Chính thói quen sinh hoạt, ăn uống bị đảo lộn dẫn đến hiện tượng axit trong lớp bảo vệ dạ dày bị trào ngược vào thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản.

{keywords}
Người làm việc trong môi trường văn phòng có nhiều nguy cơ bị GERD

GERD không chỉ làm người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống, nó có thể khiến người bệnh bị viêm thực quản mãn tính, lâu ngày có thể dẫn đến ung thư thực quản. GERD cũng có thể làm người bệnh stress, mệt mỏi, ăn uống khó, lâu ngày dẫn đến bệnh về bao tử.

Lời khuyên cho người sợ “GERD”

Để phòng bệnh, mọi người nên duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống sinh hoạt điều độ, không uống rượu bia, hút thuốc lá, giữ trọng lượng cơ thể cân đối… Những người đang mắc bệnh thì không nên uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn ít đồ cay nóng, đồ béo, tránh ăn khuya và nên ăn trước giờ đi ngủ ít nhất 2-3 tiếng…

Hiện nay, thuốc điều trị hiệu quả chứng trào ngược dạ dày có chứa Sodium Alginate trong thành phần, giúp khắc phục các triệu chứng ợ chua, ợ nóng. Nghiên cứu cho thấy Sodium Alginate làm giảm triệu chứng trong vòng 5 phút đối với 74% bệnh nhân, giảm ợ nóng cho 84% bệnh nhân và tác dụng kéo dài hơn 4 giờ ở 75% bệnh nhân.

Sau khi uống, Sodium Alginate phản ứng nhanh với axit dạ dày tạo thành lớp màng chắn có độ pH trung tính và nổi lên bên trên dạ dày để ngăn hiện tượng trào ngược. Trong các trường hợp nặng, lớp màng chắn này có thể tự đi vào thực quản, tạo tác dụng làm dịu, hiệu quả kéo dài đến 4 giờ.

BS. Trần Ngọc Lưu Phương tư vấn bệnh tiêu hoá trên Alobacsi.vn

Bạn thường có thói quen sinh hoạt, ăn uống không ổn định, hoặc đang mắc phải các triệu chứng liên quan đến tiêu hoá? Hoặc bạn muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm có chứa Soldium Alginate?

Từ nay đến hết 20/1/2015, hãy truy cập vào traonguocdadaythucquan.alobacsi.vn để đặt câu hỏi và được bác sĩ Lưu Phương trực tiếp tư vấn.

Tấn Tài