Hè là dịp để các bé vui chơi “thả ga” nhằm lấy lại năng lượng sau những ngày học tập vất vả. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm có thể xảy ra nhiều vụ tai nạn bất ngờ với trẻ nên các bậc phụ huynh cần chú ý đến một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Dưới đây là những điều đơn giản để mang lại cho con bạn một mùa hè vui vẻ và an toàn.

• Trang bị mủ bảo hiểm cho con

Tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân chính gây nên thương tích, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ.

Vì trẻ con rất thích vui đùa, khám phá với những trò chơi vận động mạnh như chạy nhảy, đạp xe hay tham gia giao thông cùng bố mẹ… Để bảo vệ con không bị chấn thương đầu, các ông bố bà mẹ nên trang bị cho bé một chiếc mủ bảo hiểm loại tốt, vừa vặn với phần đầu và tạo cảm giác thoải mái khi trẻ vận động.

Lưu ý: ngay cả khi bé đạp xe trong sân hay trong công viên, bạn cũng yêu cầu con đội mủ bảo hiểm để bảo vệ an toàn cho bé.

{keywords}

• Quan sát cẩn thận khi trẻ tắm nước

Đuối nước là nguyên nhân thứ hai khiến số tai nạn trẻ em bị tử vong trong mỗi dịp hè. Vì thế, các bậc phụ huynh nên cho bé đi học bơi, đây là kĩ năng rất cần thiết, bổ ích, bởi ở nước ta ao, hồ, sông rạch rất nhiều.

Đối với những trẻ chưa biết bơi, cha mẹ cũng phải luôn quan sát hoặc bơi cùng bé khi chúng xuống nước. Nếu nhà bạn có hồ bơi riêng thì nên đặt hàng rào chắn quanh hồ nước ngăn không cho bé đến gần hoặc bị té xuống nước khi vô ý.

• Cho con uống nhiều nước

Thời tiết mùa hè nóng bức sẽ khiến các cơ quan nội tạng của bé hoạt động nhanh và tiêu hao một lượng nước khá lớn. Từ đó, khiến cho cơ thể trẻ nhanh bị mất nước và kiệt sức, có thể dẫn đến đột quỵ và đe dọa đến tính mạng của bé.

Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể được thủy hợp tốt hơn. Đồng thời, nên cho trẻ nghỉ ngơi khoảng 20 phút hoặc lâu hơn giữa các giờ chơi để uống nước lọc hoặc nước trái cây để bù nước cho cơ thể của bé.

{keywords}

• Không cho bé tiếp xúc với hóa chất và thuốc y tế

Khi trẻ con vui chơi trong nhà, chúng rất hiếu động và tò mò khi thấy các “đồ chơi” lạ ở gần đó.

Do vậy, các bậc phụ huynh phải luôn để ý tới trẻ, tránh cho trẻ tiếp xúc với những sản phẩm chứa hóa chất như bột giặt, dầu gội đầu, nước rửa chén, thuốc y tế… Có rất nhiều trường hợp đau lòng do trẻ uống nhầm nước tẩy, lau nhà… hay tưởng thuốc là kẹo.

Đối với các loại thuốc y tế, tốt nhất là bạn nên khóa cửa tủ cẩn thận để bé không lấy ra được.

{keywords}

• Luôn mang theo túi sơ cấp cứu

Nếu con bạn đi cắm trại hoặc đi chơi theo nhóm thì nên chuẩn bị sẵn túi sơ cấp cứu cho trẻ để người lớn đi cùng trẻ có thể xử lý tình huống xấu xảy ra vào bất cứ lúc nào. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc uống cũng như tên, số điện thoại liên hệ của bác sĩ để tiện liên lạc khi bé gặp sự cố.

• Thoa kem chống côn trùng cho trẻ

Khi trẻ đi về quê, dạ ngoại hay chơi ở các khu vực có nhiều cây cỏ rậm rạp, thì các loại côn trùng như ruồi, muỗi, kiến… có thể tấn công trẻ bất cứ lúc nào.

Do đó, bạn nên thoa kem chống côn trùng cho trẻ nhằm phòng ngừa các vết đốt nguy hiểm từ côn trùng.

Lưu ý, bạn nên chọn các loại thuốc chống côn trùng đốt phải có nồng độ diệt khuẩn từ 10 % - 30 % để có tác dụng bảo vệ da trong thời gian dài.

Đặc biệt, khi về quê chơi, bạn cần căn dặn con không được chọc phá tổ ong, vì ong đốt có thể gây tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

{keywords}

• Thoa kem chống nắng

Ánh nắng mặt trời cũng là yếu tố cực kỳ có hại cho làn da của trẻ em nên việc dùng kem chống nắng thường xuyên là điều thực sự cần thiết nhằm bảo vệ trẻ không bị cháy nắng.

Bạn nên chọn các loại kem chống nắng có độ SPF 30 hoặc cao hơn, đồng thời trang bị thêm cho con em mình với một chiếc mũ rộng vành, kính mát ngăn chặn tia cực tím và quần áo dài tay…để có tác dụng bảo vệ da được tốt hơn.

{keywords} 

 (Theo webmd/PNO)