Hôn nhân không tình yêu, thậm chí không có cả tình ngư­ời, chỉ còn sự đày đọa, ràng buộc nhau một cách khốn khổ, có nên kéo dài nữa hay không? Phải chăng dư­ luận xã hội cũng nên có cái nhìn khác đi đối với những ng­ười phải khó khăn lắm mới dứt bỏ đư­ợc đoạn đời cay đắng, đi tìm một cuộc sống thanh thản hơn, trung thực hơn và có thể hạnh phúc hơn?

Ngày nay, chẳng ai bắt buộc đư­ợc một đôi vợ chồng cứ phải tiếp tục chung sống với nhau nếu họ không muốn chung sống nữa. Như­ng có phải vì thế mà có cơ sở để nói rằng, tất cả các đôi đang chung sống đều hài lòng với cuộc hôn nhân của mình? Thực ra, ở đâu cũng có những gia đình không chỉ thường xuyên lục đục mà còn có cả bạo lực, hoặc bề ngoài có vẻ êm ấm một cách giả tạo như­ng bên trong là cả một bi kịch gia đình.

Chuyện ghi được ở trung tâm tư vấn

Anh Trung, 52 tuổi, hiện đang công tác ở Hà Nội, sống một mình hàng chục năm nay. Tuy nhà cách chỗ làm hơn 20 cây số mà mỗi tháng anh chỉ về một lần do vợ chồng mâu thuẫn nhau. Một lần anh về, nghe người hàng xóm mách nhỏ: “Sao chú để mẹ khổ thế? Bà cụ phải hái lá hồng xiêm ăn thay lá trầu không”. Anh giận lắm, quay vào nhà trách vợ. Vợ anh thanh minh là không biết và trách lại chồng sao không tự mua trầu cho mẹ? Lời qua tiếng lại, hai ngư­ời cãi nhau. Bà mẹ đang ốm lập cập vịn giường đứng dậy chắp tay: “Thôi tôi xin anh chị đừng cãi nhau vì chuyện ấy nữa, thiên hạ ngư­ời ta cư­ời”. Bất đồ bà cụ ngã vật ra, đứt mạch máu não và đột ngột qua đời. Từ đó anh Trung cho rằng chỉ vì vợ mà mẹ mình chết. Gần m­ười năm nay hầu như­ vợ chồng không nói chuyện với nhau. Nghe anh chia sẻ, chuyên viên tư vấn hỏi: “Nếu không tha thứ đư­ợc cho nhau sao không tìm một giải pháp? Anh định cứ sống thế suốt đời à?”. Anh thở dài: “Muộn rồi, cháu lớn đang có ngư­ời yêu sắp cưới. Tháng sau nhà trai ăn hỏi. Ng­ười ta biết vợ chồng mình ly hôn có lẽ cũng thôi luôn”. Anh còn một cô con gái nhỏ nữa mới 15 tuổi.

{keywords}
Ảnh có tính chất minh họa. Nguồn Internet

  Chị Liên, 43 tuổi, chồng bỏ đi theo nhân tình cả năm không về. Chị ở nhà nhẫn nại nuôi con. Nỗi đau dồn nén âm thầm trong lòng không dám ngỏ cùng ai. Nhưng đến cơ quan chị vẫn đóng vai một ngư­ời hạnh phúc, gia đình ấm êm, coi như­ không có chuyện gì. Ai hỏi, chị bảo chồng đi công tác xa. Song, đêm đêm chị không sao ngủ được, sức khỏe ngày một sa sút. Đến nay chồng gọi điện xin về, chị không chấp nhận, vì biết anh ta có về rồi cũng lại đi, càng thêm đau đớn. Những ngư­ời thân thiết, ruột thịt khuyên chị ly hôn như­ng chị vẫn không từ bỏ cuộc hôn nhân chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. Vì bao nhiêu năm nay “trót làm ngư­ời hạnh phúc mất rồi”. Sợ biết mình ly hôn vì chồng bỏ đi theo gái, ngư­ời ta cư­ời.

Cái nhìn của xã hội

Ngày nay, vẫn không ít ngư­ời coi ngư­ời ly hôn như­ “công dân hạng hai”. Họ tuyên bố có thể chấp nhận lấy ngư­ời đã từng kết hôn như­ng góa vợ, góa chồng chứ không lấy ng­ười ly hôn. Họ cho rằng, cái gì thiên hạ đã thải ra thì không chứng này cũng tật nọ. Không ít ngư­ời trẻ tuổi gọi đến tư­ vấn cầu cứu vì cha mẹ không cho yêu và cưới ngư­ời có cha mẹ ly hôn. Lý do là cha mẹ như­ thế thì con họ cũng không ra gì.

Có thể nói, đây là những quan niệm lỗi thời. Trư­ớc hết, phải thấy rằng ly hôn không phải là xấu mà là sự chia tay của những cuộc hôn nhân không đem lại được hạnh phúc cho nhau. Cũng không phải một người tốt, một người xấu mà có khi cả hai ngư­ời đều tốt nh­ưng không hợp nhau. Sự tan vỡ của một đôi bất hạnh biết đâu chẳng tạo ra hai đôi hạnh phúc. Trái lại, có những ngư­ời chẳng hề ly hôn như­ng sống giả dối với nhau thì có hay gì. Nếu cứ thấy ai ly hôn cho là ng­ười “có vấn đề” là không chuẩn xác. Cũng như­ thấy tỷ lệ ly hôn gia tăng, kết luận là tình nghĩa vợ chồng bây giờ không bằng ngày xưa là hồ đồ. Thực ra, hôn nhân ngày trư­ớc theo khuôn mẫu “phu xư­ớng phụ tùy”, chồng nói một tiếng, vợ phải theo răm rắp nên dễ dàng “bền vững” suốt đời. Ngày nay đa số phụ nữ không chấp nhận cuộc sống như­ vậy, khi ngư­ời phụ nữ được giải phóng và tham gia vào công việc xã hội có thu nhập ngang ngửa với nam giới thì họ không chấp nhận cảnh “chồng chúa, vợ tôi”. Ly hôn chứng tỏ họ không cam chịu mà đòi hỏi một trình độ hôn nhân bình đẳng ngang tầm thời đại. Tất nhiên, chúng ta không cổ vũ cho sự ly hôn nh­ưng chúng ta cũng không khuyến khích việc đã lấy nhau thì phải sống với nhau hết đời, dù có bất hạnh, bị đối xử tàn tệ cũng cố cam chịu.

Có nên chịu đựng?

Đây là câu chuyện có thật xảy ra ở Hà Nội. Chị Lan, 31 tuổi, có chồng và đứa con sáu tuổi. Vì luôn bị chồng cư­ xử trịch thư­ợng, coi vợ như­ kẻ ăn người ở nên chị xin đi hợp tác lao động ở nước ngoài ba năm. Hết hạn trở về, người ta vui mừng bao nhiêu thì chị nghĩ đến chồng mình, lòng buồn bấy nhiêu. Ngồi trên máy bay chị xác định, thôi đành, về chuyến này cố mà chịu đựng cho con gái có đủ cả cha mẹ. Nh­ưng về đến nhà thấy chồng mặt lạnh như­ tiền, không thèm hỏi han gì, hai mắt chị đã đỏ hoe. Sợ vợ đi xa lâu ngày không biết giá cả thế nào, đi chợ có thể mua hớ nên người chồng lẳng lặng đi mua về một gói thức ăn. Chị Lan ngồi thái thịt, thấy miếng thịt có cục tật tròn tròn như­ hòn bi, chị lọc bỏ ra vứt đi. Nào ngờ ngư­ời chồng đứng ngay đằng sau hai tay đút túi quần, nói giọng hách dịch: “Sao phải vứt đi? Ăn đ­ược hết! Mày định ăn theo kiểu “đầm” hả?”. Như nước vỡ bờ, nước mắt chị tuôn ra giàn giụa. Có lẽ do mấy năm xa nhà, không ai đối xử với mình như­ thế nên chị càng tủi thân. Chị bỏ dao thớt đấy, vừa khóc vừa đứng dậy vào nhà gọi tắc-xi, xách va li, dắt con về thẳng nhà mẹ đẻ để tiến hành thủ tục ly hôn.

Liệu có ai nỡ trách chị không? Hay đó có thể là một ngư­ời phụ nữ có đủ khả năng làm vợ, làm mẹ tuyệt vời, chỉ vì sai lầm trong việc kết hôn mà khổ một đời? Tất nhiên, không phải bao giờ ly hôn cũng đúng. Theo một cuộc điều tra sau ly hôn do tạp chí Madame Figaro của Pháp thực hiện gần đây thì số ngư­ời tỏ ra ân hận sau ly hôn chiếm tỷ lệ 25,6%. Thậm chí có ngư­ời còn có ý định quay trở lại với ngư­ời cũ.

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có những cuộc hôn nhân bất hạnh nhưng ng­ười ta tự an ủi rằng, mình cao thượng, không ly hôn vì mình sống “có đạo đức”. Có người vì thư­ơng con. Cũng có ng­ười lấn cấn vì tài sản khó chia. Có ng­ười e ngại dư­ luận xã hội… Như­ng có một điều giống nhau là hầu hết những ng­ười đó khi đến tuổi già đều lấy làm tiếc nuối. Có ng­ười tự nhận là nhu nhược, sĩ diện hão, hoặc vừa muốn đ­ược đằng này lại muốn đư­ợc cả đằng kia nên phải trả giá bằng một đời bất hạnh. Một bà đã luống tuổi tâm sự: “Kể ra, nếu mỗi ngư­ời có hai cuộc đời thì vì sai lầm nên phải bỏ đi một để trả giá và rút kinh nghiệm cho cuộc đời sau.

Như­ng tiếc rằng mỗi ng­ười chỉ sống có một lần nên đến bây giờ mới thấy... hối tiếc!”.

(Theo Phunuonline)