- Dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển chiều cao, thể chất, trí não... của trẻ nhỏ. Chăm sóc dinh dưỡng cho con trong bữa ăn hằng ngày là cả một nghệ thuật. Dưới đây là một số lời khuyên về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.


1. Không cho con ăn dặm quá sớm


Không ít mẹ cho rằng, trẻ từ 4 tháng tuổi cần phải cho ăn dặm để “có hồ, có bột” cho cứng cáp. Nhưng thực chất, với trẻ 4 tháng tuổi có nhất thiết phải cho ăn dặm?

Điều đầu tiên cần khẳng định rằng, sữa mẹ cho tới khi trẻ được 6 tháng tuổi vẫn có đầy đủ dưỡng chất nuôi trẻ. Tuy nhiên, có những trẻ phàm ăn, 4 tháng tuổi có thể ăn dặm được nhưng không ít trẻ 4 tháng tuổi vẫn chưa thích ứng được với cách ăn này. Phản xạ nuốt thìa của trẻ còn kém, hệ đường ruột của trẻ còn non nớt để tiếp nhận bột, đạm. Có những trẻ bị đi ngoài hoặc rối loạn tiêu hóa do ăn dặm sớm.

2. Đừng ép con ăn  Bác sỹ Nguyễn Gia Khánh - phó chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam  chia sẻ tại ngày hội Lactum cho biết tâm lý các bà mẹ thường ép con ăn nhiều và nuôi hoài bão để con tăng cân...

Tuy nhiên, tâm lý ép ăn chỉ là giải pháp tức thời. Điều này dẫn tới sự ức chế vô cùng lớn tới trẻ. Khi bị ức chế thần kinh, dịch vị của trẻ cũng không tiết ra để kích thích tiêu hóa nhanh hơn. Cảm giác nặng nề của bố mẹ phần lớn sẽ bị lan truyền sang trẻ nhỏ cũng khiến trẻ không hứng khởi khi ăn uống.

{keywords}

Các bà mẹ thường ép con ăn nhiều và nuôi hoài bão để con tăng cân..

Giáo sư Nguyễn Gia Khánh, Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, cho biết thêm : Khi ăn uống trong tình trạng căng thẳng, dạ dày của trẻ không tiết ra đủ lượng dịch vị cần thiết để tiêu hóa hoặc hấp thu hoàn toàn thức ăn. Thêm vào đó, tâm lý này cũng làm tiêu hao một phần năng lượng của trẻ. Khi sợ hãi và chống đối trong giờ ăn, trẻ sẽ tiêu hao năng lượng nhiều hơn, kết hợp với việc trẻ không ăn được nhiều, càng làm trẻ phát triển chậm. 

3. Nên đa dạng bữa ăn

Phó giáo sư Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết trên VnExpress: khẩu phần của trẻ em Việt Nam không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng do kém hấp thu, ăn không đủ số lượng hoặc nhu cầu tăng cao trong những giai đoạn đặc biệt. 

Để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, cần đa dạng hóa bữa ăn từ các nhóm thực phẩm khác nhau với số lượng được thể hiện theo tháp dinh dưỡng được khuyến nghị phù hợp với độ tuổi, điều chỉnh cho phù hợp với khả năng tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn của từng trẻ.

4. Đừng để bữa ăn kéo dài quá 30 phút

Bằng mọi cách, các mẹ luôn muốn con ăn hết khẩu phần cho dù bữa ăn có thể kéo dài tới 1 tiếng hay hơn thế nữa. Điều này không chỉ gây ức chế đối với trẻ mà vô tình là một trong những nguyên nhân dẫn tới biếng ăn của trẻ.

Một bữa ăn nếu kéo quá dài sẽ dẫn tới tình trạng trẻ lúc nào cũng lưng lửng dạ, bữa nọ lấn giờ bữa kia nên những bữa ăn sau lại xảy ra tình trạng ép ăn. Cứ như thế sẽ thành một vòng luẩn quẩn. Tốt nhất là không để bữa ăn dài quá 30 phút. Nếu trẻ không ăn hết, mẹ nên bỏ đi hoặc cho trẻ nhịn. Vài lần xảy ra như vậy, trẻ sẽ tự biết sợ.

5. Không cho con ăn đồ vặt trước khi ăn bữa chính

Đôi khi chúng ta không hiểu được lý do tại sao con lại biếng ăn mà chỉ biếng ăn cơm còn các thứ bánh kẹo khác thì ăn rất tốt. Hãy xem lại cách cho con ăn của bạn.

{keywords}

Nếu trước bữa ăn 1 tiếng đồng hồ, bé nhà bạn được mẹ cho ăn 1 gói bim bim, 1 chiếc kẹo, que kem hay uống một lon nước ngọt... thì đó chính là nguyên nhân khiến trẻ chán cơm. Bởi khi ăn đồ ăn nhất là đồ ngọt, lượng đường huyết sẽ tăng cao trong máu dẫn tới tình trạng bé không muốn ăn cơm dù bụng chưa no lắm.

6. Cho dầu ăn, mỡ vào cháo của bé

Khi nấu cháo cho con, các mẹ hay chú ý đến lượng đạm mà quên mất các thành phần khác, nhất là lượng dầu mỡ. Trong khi đó, chất béo là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể.

“Nhiều người sợ cho dầu, mỡ khiến trẻ bị đau bụng hoặc béo phì, song, chỉ những người lớn mới đáng lo về các vấn đề rối loạn mỡ máu, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nên rất cần những thành phần này. Khi nấu cháo cho con ăn, các bà mẹ nên cho thêm 1-2 thìa dầu/ mỡ, có thể cho cùng lúc cả dầu thực vật và mỡ động vật hoặc ăn cách bữa”, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết trên trang Zing.

7. “Khôn ăn nước, dại ăn… cái”

Theo chuyên gia dinh dưỡng, chất đạm có trong thịt, cá, tôm… dù có nấu bao lâu vẫn tồn ở bã thịt. Các loại vitamin C, E, A, sắt, kẽm… có trong rau củ cũng chỉ hòa tan vào nước một lượng rất ít. Do đó, nếu trẻ chỉ ăn nước hầm mà không ăn cái sẽ bị thiếu chất đạm và các vitamin dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu máu. Đồng thời, các con sẽ bị táo bón do thiếu chất xơ. Vì vậy, các mẹ nên nghiền, xay hoặc băm nhỏ tất cả các thực phẩm để đảm bảo đầy đủ chất.

Ngoài ra, việc trộn cháo, bột hoặc cơm với nước hầm tạo cho trẻ cảm giác dễ nuốt nhưng lâu dần, trẻ sẽ hình thành thói quen lười nhai, hay ngậm thức ăn và dẫn đến chán ăn.

8. Chú ý tầm quan trọng của rau

{keywords}


Một sai lầm phổ biến khác trong nhiều gia đình khi cho con ăn là coi nhẹ tầm quan trọng của rau. Họ sợ con bỏ lỡ các chất dinh dưỡng quan trọng khác nên cho con ăn ít hoặc không cho ăn rau củ quả. Chính điều này đã khiến trẻ con không có hứng thú với các món rau và dần xếp rau củ xuống hàng thứ yếu trong thực đơn ăn uống.

Để "hô biến" các món rau thành thực phẩm hấp dẫn, đa dạng trong chế biến là cách tốt nhất để khuyến khích con ăn rau củ nhiều hơn.

9. Nên tổ chức bữa ăn khoa học cho con

Nhiều bậc cha mẹ đã để con ăn tùy thích, uống sữa, ăn đồ ngọt, tinh bột, ăn trong xe, ăn khi đang xem ti vi, ăn khi đi chơi công viên và ăn vào bất cứ thời gian nào... Đó là một sai lầm lớn bởi nó không hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, không đủ dưỡng chất hoặc dư thừa những chất không cần thiết.

Nên tập cho con thói quen ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu ngay từ nhỏ. Giờ giấc ăn uống cũng là một vấn đề các bậc phụ huynh cần lưu tâm, không được để con biến bữa chính thành bữa phụ, bữa ăn nhẹ thành bữa ăn chính.

10. Theo dõi nhu cầu của con

Hầu hết các bậc cha mẹ đều hay than vãn: con mình ăn uống kén chọn lắm, ăn yếu lắm, lười ăn lắm, hay dị ứng lắm, ăn vào là nôn trớ... Họ cho rằng đó là những tật xấu ăn uống nên cần phải uốn nắn.

Thay vì nghĩ đó là việc cần "sửa chữa", các bậc cha mẹ nên trò chuyện, theo dõi con để hiểu được nhu cầu, thói quen ăn uống của con cụ thể hơn và để con tự quyết định chuyện ăn uống của mình. Cung cấp cho con cơ hội thích nghi với các loại thực phẩm phù hợp theo lứa tuổi.

Thu An (Tổng hợp)