Trong thời gian dài, sản phẩm thuốc của VN luôn chịu lép vế trước dược phẩm nhập ngoại dù chúng ta có đầy đủ cơ chế, chính sách và tiềm năng để phát triển, phải chăng hàm lượng khoa học công nghệ trên mỗi đơn vị sản phẩm chưa đủ?

Chọn sản phẩm chiến lược


Theo ông Nguyễn Chí Linh, TGĐ Công ty CP Dược phẩm OPC - một DN rất “chịu khó” đầu tư cho khoa học công nghệ, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của thuốc nội không có cách nào bền vững hơn là nâng hàm lượng khoa học công nghệ trong mỗi viên thuốc thành phẩm. Ngoài ra, cần xác định lợi thế cạnh tranh của DN là gì, sản phẩm nào là chiến lược. Bản thân OPC đã từng trải qua giai đoạn này và đã chọn đông dược là hướng để đầu tư, phát triển trong dài hạn.

{keywords}

Một chuyên gia của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế nhận xét: cách làm của OPC có phần đúng bởi khi chọn sản phẩm chiến lược là thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, họ đã chọn những bài thuốc có xuất xứ công thức trong Dược điển, những bài thuốc cổ phương hoặc có trong danh mục thuốc thiết yếu để từ đó nghiên cứu các công thức mới. Rồi họ tìm kiếm đối tác để hợp tác chuyển giao đề tài hoặc chỉ là nghiên cứu chuyên sâu về một sản phẩm nhưng cuối cùng, mục tiêu là sản xuất được loại thuốc có chất lượng, hiệu quả điều trị rõ ràng.

Như vậy, trong một bài toán tổng thể, khó có thể định lượng hay định tính được rằng: hàm lượng khoa học bao nhiêu là đủ. Điều quan trọng là cách thức đầu tư cho khoa học như thế nào, các bước thực hiện ra sao, để từ đó có được một sản phẩm hoàn hảo.

{keywords}

Phát triển vùng dược liệu kèm công nghệ

Vào cuối những năm 1990 của thế kỷ trước, hàng loạt “ông lớn” trong ngành dược đã tìm cách “khai hoang” những vùng đất có tiềm năng để phát triển vùng dược liệu. Ban đầu, những vùng dược liệu chỉ đơn thuần là trồng, chăm sóc và thu hái. Nhưng 20 năm sau, đã có những vùng dược liệu được tổ chức theo mô hình trồng trọt tiên tiến, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác.

{keywords}h

Tại tỉnh Bắc Giang, trên một diện tích rộng lớn, vùng dược liệu của OPC đang là niềm mơ ước của rất nhiều doanh nghiệp dược hiện nay. Ban đầu, trên vùng đất này, OPC chỉ trồng dược liệu nhằm phát triển Thuốc trị sỏi thận Kim tiền thảo - một sản phẩm vừa được giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt 2014. Nhưng sau đó, qua sự hợp tác với Bộ môn Thực vật - Trường đại học Y dược TPHCM và Hội khuyến nông tỉnh Bắc Giang, nhiều loại dược liệu khác đã được nhân giống và trồng trọt theo tiêu chí GACP (Thực hành trồng trọt và thu hái tốt).

{keywords}

Giám đốc Nhà máy Chiết xuất Dược liệu OPC Bắc Giang, ông Hoàng Văn Toản cho biết: một bước tiến trong phát triển vùng dược liệu của OPC là xây dựng nhà máy chiết xuất dược liệu đạt tiêu chuẩn GMP WHO (Thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới) nhằm ổn định chất lượng dược liệu và cao dược liệu, chủ động nguồn nguyên liệu và hạ giá thành sản phẩm.

Có sẵn vùng nguyên liệu, lại là những dược liệu được hình thành từ quá trình thực hiện các nhóm đề tài khoa học công nghệ, nhưng một khi những dược liệu này không được chiết xuất từ những công nghệ hiện đại, tiên tiến bằng các thiết bị xử lý chế biến đặc thù thì sản phẩm đầu ra là những viên thuốc thành phẩm vẫn chỉ hạng thường.

{keywords}

Đánh giá về công nghệ chiết xuất dược liệu của các doanh nghiệp dược hiện nay, TS Nguyễn Thị Bích Thu, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu (Bộ Y tế) cho rằng, đầu tư cho lĩnh vực này cực kỳ tốn kém đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực mạnh và một chiến lược phát triển dài hạn.

Bà Thu lấy ví dụ về hệ thống chiết xuất đa năng của OPC là loại chiết xuất được nhiều loại dung môi với nguyên lý hồi lưu tuần hoàn, chiết qua nhiều phân đoạn và tối ưu hóa qui trình chiết để lấy được thành phần có hoạt tính tối ưu nhất. Theo bà Thu, rất ít các doanh nghiệp dược đầu tư được công nghệ này bởi chi phí đắt đỏ. Nhưng một khi đã sở hữu được công nghệ này, chắc chắn sản phẩm sẽ có chất lượng cao ngang hàng với các sản phẩm nhập khẩu.

Anh Vũ