Một vị khách đặc biệt đã tham dự Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 do Chính phủ và Ban kinh tế Trung ương tổ chức. Đó là Sophia - robot đầu tiên trong lịch sử được Saudi Arabia cấp quyền công dân như con người.

Sáng 13/7, ít phút trước khi Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0, một vị khách đặc biệt đã có màn ra mắt ấn tượng. Đó là Sophia - robot đầu tiên trong lịch sử được Saudi Arabia cấp quyền.

Sophia xuất hiện với tà áo dài truyền thống của Việt Nam và trả lời một loạt câu hỏi từ các khách mời.

{keywords}
Diện mạo của Sophia được lấy cảm hứng từ ngôi sao điện ảnh Audrey Hepburn. Ảnh: IAM AKM.

Sophia nói rằng: Robot sẽ làm việc, khi đó con người sẽ có nhiều thời gian hơn cho gia đình, con cái và tận hưởng cuộc sống.

Nhiều câu hỏi đã được các khách mời gửi đến Sophia.

Robot Sophia trong trang phục áo dài trắng nói chuyện với người Việt. (Video nguồn VTC)

Trả lời câu hỏi Việt Nam cần làm gì để không tụt hậu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Sophia tự tin trả lời bằng tiếng Anh: Tôi là người đại diện cho kỷ nguyên 4.0. Việt Nam cần có sáng tạo về công nghệ để phát triển bền vững nhanh hơn. Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng, khai thác đúng mức phù hợp với Internet ở khắp nơi. Công nghệ giúp Việt Nam có bước nhảy vọt về năng suất lao động, các hoạt động kinh tế. 

{keywords}
Robot Sophia trong trang phục áo dài truyền thống của Việt nam. Ảnh: Trọng Đạt.

Công nghệ sáng tạo ở các quốc gia như Việt Nam cần khuôn khổ chính sách. Chính phủ cần chú trọng khu vực tư nhân, các tổ chức như UNDP, các tổ chức cộng đồng… đảm bảo cho công nghệ như thế này mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. AI (Artificial Intelligence) - trí tuệ nhân tạo cũng sẽ là bình diện quan trọng để hỗ trợ chúng ta trong quá trình phát triển đồng đều, toàn diện tại Việt Nam, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, nhóm dễ bị tổn thương. Đồng thời, cũng cần có chính sách hỗ trợ những người ở nghèo nhất trong xã hội. AI giúp chúng ta có tiêu chí phù hợp nhất. Đảm bảo công nghệ hỗ trợ cho Việt nam trong tương lai. 

{keywords}
Ảnh: T.K.

Nói về cơ hội và thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các quốc gia như Việt Nam, Sophia trả lời: Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, con người cần trang bị kỹ năng cần thiết để hòa nhập với cuộc cách mạng này. Công nghệ giúp cho chúng ta có những lợi ích, cơ hội cho người nghèo.

“Việt Nam sẽ là một trong những hình mẫu đi đầu cho thế giới cần noi theo trong việc ứng dụng công nghệ”, Sophia nói, “Công nghệ sẽ tạo công ăn việc làm mới cho các bạn chứ không phải tước đoạt đi công ăn việc làm”.

{keywords}
Robot Sophia được giới thiệu lần đầu tại Việt Nam

Sophia nói thêm: Hiện tại chúng ta có thể thấy điện thoại thông minh mang lại rất nhiều tiện ích cho đời sống, chẳng hạn như taxi công nghệ, công nghệ robot thực hiện tác nghiệp khó trong cuộc phẫu thuật có trình độ cao, hỗ trợ cho trẻ em trong bối cảnh khó khăn.

Trước câu hỏi thách thức, cơ hội nào dành cho thế hệ trẻ trong cuộc cách mạng 4.0, Sophia trả lời: Thế hệ trẻ cần có kỹ năng của thế kỷ 21 như kinh doanh. Chúng ta có thể thấy VIệt Nam có rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, đây là một trong những xu hướng rất tuyệt với. Các bạn sẽ làm tốt để đón đầu công nghệ trong tương lai.

“Chúng ta phải phát triển những công nghệ mới, chúng ta không thể dừng lại, dừng lại chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau”, Sophia đáp lại và khẳng định thách thức cũng là cơ hội. Chính phủ cần có những ưu tiên rõ ràng trong các lĩnh vực như giáo dục, không để ai bị bỏ lại phía sau. Chính phủ phải giải quyết nút thắt cho tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam.

Sophia được kích hoạt vào ngày 19/4/2015 và lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng vào tháng 3-2016 tại Lễ hội South by Southwest ở Austin, Taxas, Mỹ. Sophia sẽ trò chuyện với con người và được kỳ vọng có thể phục vụ nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ khách hàng hay giáo dục.
Sophia được ông David Hanson, CEO của Công ty Hanson Robotics tạo ra. Ông là nhà sáng chế robot và là một chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
Sophia là người máy tiên tiến nhất mà công ty Hanson Robotics từng chế tạo. Robot được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ nhận diện khuôn mặt, giọng nói và khả năng xử lý dữ liệu bằng hình ảnh.
Ngày 25/10/2017, Sophia được Arab Saudi cấp quyền công dân như con người. Đây là một cột mốc lớn khi lần đầu tiên trong lịch sử robot trở thành công dân của một quốc gia.

Hà Duy

"Công dân robot" Sophia từng tuyên bố 'Tôi sẽ hủy diệt loài người'

"Công dân robot" Sophia từng tuyên bố 'Tôi sẽ hủy diệt loài người'

Ngoài những tính năng thông minh vượt trội và là robot đầu tiên trong lịch sử trở thành công dân chính thức của một quốc gia, Sophia nhiều lần khiến con người cảm thấy "khiếp sợ".

Robot thông minh đáng kinh ngạc, ký hoạ chân dung chỉ trong 2 phút

Robot thông minh đáng kinh ngạc, ký hoạ chân dung chỉ trong 2 phút

Sở hữu kỹ năng vẽ tuyệt hảo, một robot được giới thiệu mới đây có thể ký hoạ chân dung nhanh đến không ngờ.

Công dân Robot Sophia sẽ đến Việt Nam vào ngày mai

Công dân Robot Sophia sẽ đến Việt Nam vào ngày mai

Sophia chính là robot đầu tiên được cấp quyền công dân trên thế giới. Công dân robot này cũng nổi tiếng với câu nói “tôi sẽ hủy diệt loài người”.

Robot muốn thống trị loài người bất ngờ gọi tên Elon Musk

Robot muốn thống trị loài người bất ngờ gọi tên Elon Musk

Sophia, robot từng tuyên bố muốn thống trị loài người, bất ngờ gọi tên tỉ phú công nghệ Elon Musk trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp.

Robot từng nói sẽ hủy diệt loài người vừa được cấp quyền công dân

Robot từng nói sẽ hủy diệt loài người vừa được cấp quyền công dân

Sophia đã trở thành công dân robot của Saudi Arabia. Với khả năng biểu đạt cảm xúc trên nền tảng trí tuệ nhân tạo, Sophia được kỳ vọng sẽ thấu hiểu và chăm sóc con người.