- Khi nhắc đến Chính quyền điện tử, người ta thường đề cập tới AI, Big Data, Blockchain, IoT... Vậy chúng sẽ đóng góp gì trong Chính quyền điện tử?

Blockchain bắt đầu được ứng dụng trong hệ thống bản quyền số

IBM phát triển công cụ ngăn trí tuệ nhân tạo quyết định thiên vị

Baidu, Alibaba, Tencent đang dẫn dắt thị trường Big Data toàn cầu

Theo lộ trình Đề án Xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử vừa được UBND TP.HCM thông qua, từ năm 2020 - 2025, TP.HCM tiến đến xây dựng CQĐT thông minh trên cơ sở công nghệ Big Data, Blockchain, AI, điện toán đám mây (Cloud) và tận dụng kênh mạng xã hội để cung cấp các dịch vụ công thông minh cho người dân và doanh nghiệp.

Công dụng, chức năng của AI, Big Data, Blockchain

Theo dự báo của Gartner, đến 2020 toàn thế giới sẽ có khoảng 20 tỷ kết nối Internet. Có thể nói, Kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT) chính là nền tảng cho cách mạng công nghiệp 4.0. IoT đã và đang có mặt trên rất nhiều lĩnh vực từ đời sống, giao thông, nông nghiệp, năng lượng, an ninh...

Trong thế giới kết nối vạn vật đó, Blockchain (chuỗi khối) là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu. Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.

Và đó cũng chính là Big Data - dữ liệu khổng lồ, nguồn tài sản thông tin có dung lượng lớn, vận tốc cao hoặc đa dạng cao đòi hỏi các hình thức xử lý thông tin có hiệu quả về chi phí để nâng cao việc đưa ra quyết định và tối ưu hóa quy trình. Nói cách khác, Big Data là một tập dữ liệu khổng lồ không thể phân tích được bằng các công cụ và phần mềm thông thường.

{keywords}
AI, Big Data, Blockchain, IoT sẽ đóng góp gì cho Chính quyền điện tử?

Vì không thể phân tích được bằng các công cụ thông thường, nên công nghệ công nghệ AI (Artifical Intelligence - còn gọi là trí thông minh nhân tạo) là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính lớn. Các quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hoặc xác định), và tự sửa lỗi.

Ở mức độ cơ bản, AI được ứng dụng trong giải đáp, hướng dẫn công dân, doanh nghiệp về dịch vụ hành chính công. Ở mức độ cao hơn, khi kết hợp với Trung tâm Dữ liệu và Ra Quyết định Quốc gia (National Decision making and Data Center - NDMD), trí tuệ nhân tạo hỗ trợ việc ra quyết định của chính phủ, phân tích, đánh giá các dịch vụ, chương trình công hay cán bộ công chức.

Phục vụ như thế nào cho Chính quyền điện tử?

Cốt lõi của Chính quyền điện tử chính là hướng đến xu thế “người dân là trung tâm”, trong đó người dân chỉ cần truy nhập dịch vụ một lần, qua một cửa là có thể tương tác, sử dụng các dịch vụ của chính quyền. Quá trình này sẽ giúp tăng tính minh bạch, giảm chi phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần làm giảm tiêu cực cũng như giúp người dân tận dụng các cơ hội và lợi ích của cách mạng công nghiệp 4.0.

Nói một cách đơn giản hơn, trong chuỗi khối Blockain sẽ không cần một bên thứ ba quản lý cũng như không có bất kỳ ai có thể can thiệp, sửa đổi dữ liệu này. Nhờ vậy, thông tin từ người dùng sau khi được chia sẻ với định danh bằng công nghệ Blockchain sẽ là hồ sơ điện tử tin cậy, bảo mật, an toàn và chính là cơ sở để xây dựng nên hệ thống dữ liệu khổng lồ.

Dữ liệu khổng lồ (Big Data) đó mang lại lợi ích quan trọng: cung cấp và tích hợp hiệu quả tài nguyên của Big Data; tích hợp dữ liệu có giá trị trong Chính phủ điện tử với các quy trình ra quyết định; khả năng tạo ra dữ liệu nhanh hơn; tăng dung lượng lưu trữ; tính khả dụng của các loại dữ liệu khác nhau; nâng cao chất lượng cuộc sống; kiểm soát việc sử dụng tài nguyên; tăng hiệu quả xử lý giao dịch; tăng mức độ minh bạch.

Big Data là một yếu tố quan trọng, thậm chí là tài sản vật chất cho cơ cấu Chính phủ điện tử. Như đã trình bày, Big Data không thể phân tích bằng các công cụ và phần mềm thông thường, do đó AI, trí tuệ nhân tạo là cần thiết để thực hiện Big Data.

Không quá xa lạ với người dân từ vài năm qua nhưng những thuật ngữ như AI, Blockchain, Big Data, IoT lần đầu tiên trở nên hết sức gần gũi và sẽ dần trở nên thân thuộc với người dân thành phố. Họ phải hiểu nền tảng công nghệ này nhằm sử dụng thành thục các giao tiếp theo cách hoàn toàn khác trước với Chính quyền điện tử, để nhanh chóng trở thành những công dân thông minh trong thành phố thông minh với nền hành chính công hiện đại, hướng đến mục tiêu “người dân là trung tâm” của mọi hoạt động.

Vy Ái Dân

Chính quyền điện tử TP.HCM mang lại lợi ích gì cho người dân?

Chính quyền điện tử TP.HCM mang lại lợi ích gì cho người dân?

Ngay sau khi Đề án Xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử được UBND TP.HCM thông qua, vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt nhất chính là những lợi ích thấy được của các công dân trong Chính quyền điện tử.

Quảng Ninh đứng đầu chỉ số PCI 2017 nhờ Chính quyền điện tử

Quảng Ninh đứng đầu chỉ số PCI 2017 nhờ Chính quyền điện tử

Quảng Ninh lần đầu vươn lên vị trí số 1 về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2017) nhờ đẩy mạnh triển khai Chính quyền điện tử phục vụ người dân.

Giải quyết tình trạng phí “bôi trơn” bằng Chính quyền điện tử

Giải quyết tình trạng phí “bôi trơn” bằng Chính quyền điện tử

Quảng Ninh đã tiết kiệm trên 70 tỷ đồng nhờ thí điểm mỗi năm nhờ triển khai mô hình chính quyền điện tử. Hiện Quảng Ninh có hơn 1.500 dịch vụ công trực tuyến, trên 600 ngàn hồ sơ được giải quyết/năm.