Các bằng chứng này đến từ 2 công bố khoa học gây chấn động của NASA. Từ kết quả đó, có thể đưa ra nhận định rằng sự sống từng có thể xuất hiện trên hành tinh này.

NASA vừa tiết lộ thông tin từ kết quả thám sát của tàu thăm dò Curiosity. Chiếc xe tự hành này đã tìm thấy khí Metan và các hợp chất hữu cơ khác trên Hành tinh đỏ.

Theo công bố của NASA trên một tờ tạp chí khoa học, lượng khí Metan trên Sao Hỏa thay đổi theo mùa. Điều này được xác nhận dựa trên các phân tử hữu cơ lấy từ mũi khoan của tàu thăm dò Curiosity.

Trước đó, các nhà khoa học từng dự đoán rằng trên Sao Hỏa có tồn tại các hợp chất hữu cơ. Tuy nhiên, việc tìm ra bằng chứng cho kết luận trên là điều tương đối khó khăn. Do vậy, phát hiện của tàu thăm dò Curiosity là những khám phá sinh động nhất minh chứng cho giả thiết về sự tồn tại của sự sống trên Sao Hỏa.

{keywords}
Tàu thăm dò Curiosity.

Các mũi khoan của tàu Curiosity lấy từ đá mùn trong miệng núi lửa Gale, những mẫu đất này có từ 2-3 tỷ năm tuổi. Điều này góp phần chứng minh cho nhận định Sao Hỏa từng có thời kỳ thích hợp cho sự phát triển của sự sống.

Theo Giáo sư Inge Loes ten Kate, giáo sư khoa học Trái đất tại đại học Utrecht (Hà Lan), vào khoảng 3,5 tỷ năm trước, miệng núi lửa Gale có thể có những điều kiện sống tương tự như trên Trái Đất, nơi mà sự sống bắt đầu phát triển một khoảng thời gian sau đó.

{keywords}
Một mũi khoan trên Sao Hỏa của Curiosity.

Các nhà khoa học nghĩ rằng tại miệng núi lửa nơi tàu Curiosity thăm dò từng tồn tại một hồ nước. Việc phát hiện ra các phân tử cacbon được bảo quản dưới lớp trầm tích đáy hồ cho thấy đó là nơi tập hợp các phần tử hữu cơ tới từ thiên thạch, núi lửa hoặc một nguồn sinh học.

Điều này cũng có nghĩa, cách đây 3 tỷ năm, đã tồn tại một hồ nước với các dạng vật chất hữu cơ, nguồn sống của các vi sinh vật trên bề mặt Sao Hỏa. Bằng chứng này đã được bảo toàn qua hàng tỷ năm kể từ thời kỳ đó.

Video mô phỏng của NASA về sự tồn tại của nước trên Sao Hỏa.

Còn một điều thú vị là việc khí Metan thay đổi trên Sao Hỏa theo chu kỳ. Theo nhà địa chất học Kirsten Siebach của đại học Rice, hiện có nhiều loại phản ứng khác nhau tồn tại trên Sao Hỏa.

Điều này có ý nghĩa quan trọng khi chứng minh rằng Sao Hỏa không phải một hành tinh chết. Ở nơi nào đó có những phản ứng giải phóng và hấp thụ khí, nơi đó gần như sẽ luôn liên quan đến nước và sự sống.

Hai phát hiện nói trên không phải bằng chứng cho việc Sao Hỏa từng có sự sống. Tuy nhiên, nó là bằng chứng cho việc sự sống từng có thể xuất hiện trên hành tinh này.

Tuấn Nghĩa (Theo CNET)

Người thứ 4 đặt chân lên Mặt Trăng vừa qua đời ở tuổi 86

Người thứ 4 đặt chân lên Mặt Trăng vừa qua đời ở tuổi 86

Ông là Alan Bean, phi hành gia của sứ mệnh Apollo 12. Alan Bean là người thứ 4 trong tổng số 12 phi hành gia từng đặt chân lên Mặt Trăng.

Hé lộ công nghệ khám phá 'vùng tối bí ẩn' của Mặt trăng

Hé lộ công nghệ khám phá 'vùng tối bí ẩn' của Mặt trăng

Mặt trăng tồn tại một vùng tối vĩnh cửu chứa đựng nhiều bí ẩn về cấu trúc địa chất mà các nhà khoa học muốn khám phá. Cho tới gần đây, nhiệm vụ khá phám 'vùng tối bí ẩn' này mới được thực hiện nhờ các công nghệ mới.

Trung Quốc phóng tên lửa tư nhân, muốn làm siêu cường vũ trụ

Trung Quốc phóng tên lửa tư nhân, muốn làm siêu cường vũ trụ

OneSpace là dự án tên lửa đầu tiên của Trung Quốc được phát triển bởi giới tư nhân. Về bản chất, dự án tên lửa này cũng giống với SpaceX của tỷ phú Elon Musk