Đây là một hướng đi mới nhằm thúc đẩy sựu phát triển lĩnh vực nội dung số tại các nước ASEAN, góp phần thu hẹp khoảng cách số và thúc đẩy phát triển công nghiệp 4.0 tại khu vực.

Xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số

Blockchain bắt đầu được ứng dụng trong hệ thống bản quyền số

Chặn vi phạm bản quyền ngay từ nguồn vi phạm

Sáng 22/11, tại Hà Nội, Viện Chiến lược Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) đã tổ chức hội nghị “Nghiên cứu đề xuất những hướng dẫn thực thi để phát triển nội dung số bản địa tại các nước ASEAN".

Tham dự hội nghị có khoảng 40 đại biểu trong nước và quốc tế, các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển nội dung số từ các nước thành viên ASEAN, đại diện các bộ, ngành, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế.

Hội nghị “Nghiên cứu đề xuất những hướng dẫn thực thi để phát triển nội dung số bản địa tại các nước ASEAN" là sự kiện chuyên ngành tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Hội nghị được tổ chức nhằm thiết lập một diễn đàn chung cho đại diện các nước thành viên ASEAN đề xuất những kinh nghiệm, sáng kiến và xây dựng hướng dẫn phát triển nội dung số bản địa chung cho các nước ASEAN.

{keywords}
Đại diện các nước ASEAN tham gia hội nghị “Nghiên cứu đề xuất những hướng dẫn thực thi để phát triển nội dung số bản địa tại các nước ASEAN".Ảnh: Trọng Đạt

Tại hội nghị, các đại biểu còn đưa ra các khuyến nghị về chính sách và biện pháp phát triển, hỗ trợ nội dung số bản địa, cũng như việc tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển, đổi mới và chuyển giao công nghệ…

Các nỗ lực này được thực hiện nhằm tạo điều kiện cho việc trao đổi ý tưởng và thúc đẩy hợp tác nhiều hơn giữa các đại diện của ASEAN, nâng cao nhận thức cộng đồng về ASEAN và các quốc gia thành viên, khuyến khích sự kiên kết và tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực phát triển nội dung số.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Triệu Minh Long, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ TT&TT) cho biết, ở khu vực ASEAN, nhiều người dân vẫn chưa được kết nối mạng. Để tăng số lượng người kết nối mạng, một trong những giải pháp là thúc đẩy các nội dung số bản địa, tuy nhiên các nội dung này vẫn còn đang rất thiếu.

Ông Triệu Minh Long cũng cho rằng: “Chúng ta đã có nhiều sáng kiến về xây dựng, phát hạ tầng kết nối, nhưng chưa có nhiều ứng dụng, nội dung”. Việc thiếu các nội dung bản địa là thách thức cho việc gia tăng kết nối mạng, ông Long nói.

Theo ông Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện chiến lược Thông tin & Truyền thông: “Nội dung là vua. Chúng ta sử dụng nội dung số hàng ngày. Nội dung số có nhiều tiềm năng để phát triển ở ASEAN. Tuy nhiên việc phát triển vẫn còn đang ở giai đoạn đầu và có khoảng cách rất khác nhau tại mỗi nước. Theo nhận định của các tổ chức quốc tế, ASEAN số sẽ tạo ra khoảng 150 tỷ USD doanh thu hàng năm”.

ASEAN phải tháo bỏ mọi rào cản để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

Thăm dò tại khu vực ASEAN cho thấy, tất cả các nước đều thống nhất chung một nhận định rằng nội dung bản địa số là lĩnh vực quan trọng cần phát triển.

Tại khu vực ASEAN, 100% các nước đã có nội dung bản địa được số hóa, 87% các nước có đơn vị phụ trách phát triển và hỗ trợ nội dung bản địa số, 67% các nước ASEAN chấp nhận các chuẩn cho sáng tạo nội dung số. Để cụ thể hoá điều này, khoảng 80% các nước ASEAN đã triển khai các sáng kiến nội dung bản địa số.

{keywords}
Đại diện đến từ Hàn Quốc chia sẻ tầm nhìn của mình về việc phát triển các dịch vụ nội dung số.  Ảnh: Trọng Đạt

Kết quả của điều tra còn cho thấy, có một khoảng cách lớn đối với việc phát triển nội dung bản địa số ở các nước ASEAN. Malaysia và Singapore phát triển mạnh nội dung bản địa nhưng vẫn còn thiếu tần suất, môi trường sáng tạo, khung pháp lý và hiểu biết số.

Thái Lan, Indonesia, Phillipines có khoảng cách lớn về cạnh tranh thị trường, tần suất giữa các nhà khai thác và môi trường pháp lý. Trong khi đó, các nước như Việt Nam, Myanmar và Campuchia chưa đạt được hầu hết các tiêu chí trừ việc hình thành nên một môi trường pháp lý chung.

Theo ông Trần Minh Tuấn, để cách mạng trong lĩnh vực này, cần phải giải quyết các rào cản đối với sự sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ tài chính di động và thương mại điện tử, xây dựng mạng băng rộng, tăng cường nhận thức về các dịch vụ số. Bên cạnh đó, một trong những vấn đề được đặt ra là phải xây dựng nên một hệ sinh thái số bản địa.

Để giải quyết vấn đề này, Viện chiến lược TT&TT đề xuất khởi động một diễn đàn chung để thẩm định các vấn đề đầu tư và phát triển một bản đồ khả thi cho ngành nội dung số. Viện chiến lược TT&TT cũng đề nghị cần xác định khung chiến lược ASEAN cho ngành công nghiệp nội dung số, thúc đẩy việc đào tạo, tăng cường nhận thức về nội dung số.

Một trong những giải pháp được đề ra là thiết lập các cơ chế làm việc với các đơn vị nghiên cứu và phát triển nhằm ưu tiên phát triển các dịch vụ nội dung số. Bên cạnh đó, việc xây dựng các chuẩn ngành và tăng cường bảo vệ bản quyền số cũng là những giải pháp hữu hiện nhằm phát triển môi trường nội dung số cho các nước ASEAN.

Trọng Đạt

"Chuyển đổi số sẽ thay đổi cách chúng ta sống"

"Chuyển đổi số sẽ thay đổi cách chúng ta sống"

Sáng 19/11, Hội truyền thông số Việt Nam đã tổ chức buổi hội thảo Chuyển đổi số, cơ hội và thách thức.

Bộ Thông tin và Truyền thông được xây dựng Đề án chuyển đổi số quốc gia

Bộ Thông tin và Truyền thông được xây dựng Đề án chuyển đổi số quốc gia

Trong buổi làm việc mới đây với Thủ tướng, Bộ TT&TT đã đề nghị Thủ tướng giao cho Bộ TT&TT chủ trì xây dựng Đề án chuyển đổi số quốc gia. 

Chuyển đổi số: Quan trọng nhất là thay đổi tư duy, cách tiếp cận

Chuyển đổi số: Quan trọng nhất là thay đổi tư duy, cách tiếp cận

Chiều 1/10, tại trụ sở Bộ TT&TT đã diễn ra buổi làm việc giữa Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và đoàn công tác do ông Vincent Chen, Giám đốc toàn cầu khối tư vấn chính sách công Tập đoàn Boston Consulting (BCG) dẫn đầu.

Quyền Bộ trưởng TT&TT: Chuyển đổi số để tạo một ASEAN phẳng

Quyền Bộ trưởng TT&TT: Chuyển đổi số để tạo một ASEAN phẳng

Quyền Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, cần sử dụng cơ hội chuyển đổi số để làm ASEAN trở nên phẳng hơn. 

Chuyển đổi số: Bước chạy đà để tạo phát triển bứt phá của ASEAN

Chuyển đổi số: Bước chạy đà để tạo phát triển bứt phá của ASEAN

Với 125.000 người dùng mới truy cập Internet tăng thêm mỗi ngày, nền kinh tế số ASEAN được dự đoán sẽ tăng trưởng đáng kể.