Khối lượng thông tin cá nhân lưu trong điện thoại ngày càng nhiều nhưng lại không dùng mật khẩu hoặc các phần mềm khóa để bảo vệ, sẵn sàng nhập thông tin tài chính nhạy cảm như số thẻ tín dụng vào những trang web mà mình không biết rõ... chỉ là hai trong số những hành vi phổ biến hiện nay.

{keywords}

Một cuộc khảo sát thường niên về mối đe dọa an ninh người dùng 2015 do Kaspersky Labs tiến hành cho thấy, có tới 31% người dùng cung cấp mọi thông tin cá nhân cũng như tài chính của mình một cách không đắn đo khi được các trang web yêu cầu. Số người hồn nhiên tin rằng mình không-đời-nào là mục tiêu của tấn công mạng tăng từ 40% (năm ngoái) lên 46%.

"Người dùng thường không nhận thấy mối đe dọa tiềm ẩn cho đến khi gặp phải nó", chuyên gia của Kaspersky cho hay.

Cuộc khảo sát được thực hiện với 18000 người trên toàn thế giới. Tùy thuộc vào kết quả không tốt có thể xảy ra, mỗi câu trả lời có một số điểm nhất định, nếu lựa chọn của người dùng càng an toàn thì điểm số của họ càng cao và ngược lại.

Đại diện 16 quốc gia có số điểm trung bình là 95/150, đồng nghĩa với việc họ chỉ chọn lựa chọn an toàn trong phân nửa số trường hợp giả thiết. Với những trường hợp còn lại, họ tự đặt mình vào nguy cơ tiềm ẩn như như rò rỉ thông tin nhạy cảm.

Trong quá trình khảo sát, chỉ 24% số người tham gia có khả năng nhận biết trang web thật mà không chọn nhầm phải website giả mạo. Ngược lại, có tới 58% số người dùng chọn nhầm phải website giả - thay vì website thật.

Khi nhận email khả nghi, 1/10 người dùng sẵn sàng mở file đính kèm mà không kiểm tra nó – dù đây là cách khởi chạy chương trình độc hại đã được cảnh báo rất nhiều.

“Tự bảo vệ là một phần không thể thiếu của bảo mật. Trong thế giới thực, chúng ta biết làm thế nào để giảm nguy cơ mất mát tiền hoặc tài sản cũng như luôn luôn cảnh giác, nhưng khi nói đến Internet, bản năng tự bảo vệ thường không đúng. Tất nhiên, ngày nay mọi thứ đều có dạng số: cuộc sống cá nhân, tài sản trí tuệ và tiền bạc. Tất cả điều này đòi hỏi chúng ta áp dụng cùng một loại trách nhiệm như trong cuộc sống thực. Cái giá phải trả cho sai lầm trực tuyến cũng đắt chẳng kém gì ngoài đời thực", các chuyên gia cảnh báo.

T.C