Steve Jobs nổi tiếng là người nhìn xa trông rộng, nhưng thành công đến chẳng hề dễ dàng. Đôi khi, thầy phù thủy cũng đưa ra những quyết định mà tỷ lệ thất bại, rủi ro còn cao hơn cả thành công.

"Nhà đồng sáng lập Apple đã hồi sinh công ty từ chỗ chết, nhưng điều đó cũng đòi hỏi nhiều lựa chọn khó khăn, đôi khi ông phải đưa ra những quyết định mà bản thân mình cũng không dám chắc có hiệu quả hay không", cuốn sách mới "Trở thành Steve Jobs" thuật lại. Và trong suốt chừng ấy năm Jobs dẫn dắt Táo khuyết, những khoảnh khắc như vậy không hề hiếm.

1. Nghe theo bản năng và tuyển dụng John Sculley

{keywords}
John Sculley được mời từ PepsiCo về đầu quân cho Apple

Jobs đã có nhiều quyết định tuyển dụng không thành công, nhưng việc ông đặt cược cho John Sculley có lẽ là lần mạo hiểm nhất. Jobs đã thuyết phục Sculley đến làm việc cho Apple vào năm 1983 và tin rằng đây sẽ là vị lãnh đạo Fortune 500 phù hợp để cùng mình lãnh đạo công ty. Nhưng bất chấp kinh nghiệm của Sculley tại Pepsi, ông này lại không hiểu mấy về lĩnh vực kinh doanh của Apple. Kết quả kinh doanh khá tồi tệ.

2. Cố gắng sa thải Sculley khi mọi chuyện không suôn sẻ. Nhưng cuối cùng, chính Jobs lại là người phải ra đi

Khi quan hệ giữa Jobs và Sculley trở nên cơm không lành, canh chẳng ngọt, Jobs đã lên kế hoạch để Sculley bị sa thải. Thầy phù thủy đã tiết lộ với các cộng sự thân thiết nhất của mình rằng ông dự định làm việc đó trong dịp cuối tuần nghỉ lễ Memorial Day, khi Sculley đang ở Trung Quốc. Nhưng Jean-Louis Gassee, Giám đốc Apple khu vực châu Âu đã phản đối Jobs. Cả ban giám đốc khi ấy đều quay lưng chống lại thầy phù thủy.

3. Xây dựng một đoạn quảng cáo gây tranh cãi về máy tính Mac tới mức chỉ được phát sóng đúng 1 lần

{keywords}

Đoạn quảng cáo "1984" của Apple có lẽ là một trong những clip quảng cáo nổi tiếng nhất mọi thời đại. Jobs thậm chí còn không cho Ban giám đốc và HĐQT của Apple được xem nội dung cho tới trước ngày khai mạc Super Bowl năm ấy đúng một hôm. Họ thực sự hoảng sợ, cuốn sách cho biết, tới mức can thiệp để đoạn clip này chỉ được phát sóng đúng một lần duy nhất.

4. Định giá bán cho Macintosh đời đầu cực cao dù cỗ máy này không quá mạnh

{keywords}

Dù cỗ máy tính Mac đời đầu nhận được những lời đánh giá tích cực từ giới chuyên môn, song rõ ràng, sức mạnh của nó không phải là hàng đầu. Nhưng Apple vẫn quyết định bán ra sản phẩm với giá 1995 USD - điều này giải thích vì sao lượng tiêu thụ của nó không được như mong muốn.

5. Hủy diệt Gil Amelio, CEO đương nhiệm của Apple, giữa lúc công ty đang rất bết bát

{keywords}
Amelio (trái)

Khi Steve Jobs được mời quay trở lại lãnh đạo Apple, sau khi điều hành một công ty máy tính có tên NeXT khá thành công, Gil Amelio đang là Tổng giám đốc tại Apple. Tình hình kinh doanh của Táo khuyết lúc ấy đang là thảm họa và Jobs không hề đánh giá cao ông này. Để thể hiện sự không hài lòng của mình, Job đã từ bỏ tất cả các cổ phiếu mình nhận được sau khi bán lại NeXT cho Apple mà không nói với ai, chỉ giữ lại một cổ phiếu để vẫn có thể tham gia các cuộc họp cổ đông thường niên của Apple. Khi vụ việc xì ra, dư luận lập tức coi đây là một "phiếu chống tuyệt đối" mà Jobs dành cho Amelio. "Amelio cảm thấy như bị đâm sau lưng và phải ra đi".

6. Thay toàn bộ ban giám đốc khi quay trở lại Apple

Một trong những quyết định đầu tiên của Jobs khi trở lại làm CEO là thay thế gần như tất cả thành viên trong ban giám đốc của Apple. Ông tin rằng họ phải phần nào chịu trách nhiệm về những vấn đề của Apple dưới kỷ nguyên của Amelio.

7. Ông loại bỏ tính năng hỗ trợ Flash ra khỏi iPhone vì tranh cãi với Adobe

Jobs từ chối hỗ trợ Adobe Flash trên iPhone và iPad đời đầu vì tức giận đồng sáng lập John Warnock của Adobe, người mà theo Jobs đã ưu ái sản phẩm của Microsoft hơn. Đấy là một quyết định cực kỳ mạo hiểm tại thời điểm 2007, bởi hầu hết nội dung multimedia trên mạng web đều đang sử dụng công nghệ Flash.

8. Đặt cược rằng người dùng sẽ thích màn hình cảm ứng

{keywords}

Dù hiện nay, việc tung ra một smartphone không có màn hình cảm ứng thật là kỳ cục, nhưng tại thời điểm 2007, touchscreen thực sự là một hướng đi quá táo bạo, không phải ai cũng dám chọn. Mọi người dùng đều đang quen với phím bấm vật lý, hoặc của BlackBerry, hoặc của điện thoại nắp gập. iPhone là con dế đầu tiên có thiết kế touchscreen hoàn toàn, không hề có lựa chọn nào cho phím bấm vật lý cả.

9. Đối đầu với AT&T tại thời điểm nhà mạng kiểm soát mọi thứ

Apple cố gắng đạt được thỏa thuận với Verizon trước, song nhà mạng này không thích việc Apple muốn kiểm soát giao diện người dùng của iPhone. AT&T tuy chấp nhận điều này, nhưng cũng không chịu từ bỏ quyền kiểm soát đối với sản phẩm. Ngược lại, Jobs tin rằng ông cần phải kiểm soát iPhone chặt chẽ để con dế này có thể thành công.

10. Trình diễn iPhone khi con dế này còn chưa sẵn sàng lên kệ

{keywords}

iPhone đời đầu có cả tá lỗi khi Jobs lần đầu trình diễn nó trên sân khấu. Trên thực tế, nó còn chưa được thử nghiệm một cách rộng rãi. Tuy nhiên, trước sức ép từ các nhà mạng và từ dư luận, Jobs cảm thấy Apple cần phải đáp trả bằng một show diễn ấn tượng, với iPhone là nhân vật chính.

Trọng Cầm

Tin liên quan