Không ít người đắn đo với câu hỏi “mua hay không mua” khi đứng trước một món đồ có giá trị bằng mấy tháng lương, đơn giản vì “thích mấy chức năng lạ lạ hay cái màn hình to nhưng nếu mua thì phải nhịn ăn nhịn mặc cả nửa năm trời…”

Bạn có đang lãng phí?

Quả thật là rất lãng phí khi sản phẩm được trang bị quá chừng tính năng, công nghệ mà phần lớn lại là phù phiếm, kém thiết thực hoặc thậm chí chẳng hề được người dùng chạm tới. Mà đâu phải chỉ có lãng phí công nghệ thôi. Chính người tiêu dùng phải trả giá đắt cho sự lãng phí đó vì nhà sản xuất đều tính đúng, tính đủ chi phí nghiên cứu các tính năng, công nghệ mới đó vào giá thành sản phẩm.

Chẳng cần phải tìm đâu xa, bạn thử hỏi chính mình coi mình nắm được và có sử dụng bao nhiêu tính năng, công nghệ trên chiếc smartphone của mình. Hay là bạn đã phải đau lòng móc hầu bao ra tậu về một thiết bị ngồn ngộn tính năng để rút cuộc chỉ cần tới một nhúm tính năng thông thường.

{keywords}

Tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm khi lựa chọn smartphone

Ngoại trừ những người coi smartphone như một “dấu hiệu” chỉ đẳng cấp hay là những người đam mê công nghệ, thì những người dùng smartphone bình thường đâu hề có nhu cầu với những sản phẩm high-end với giá cực cao. Điều đáng nói ở đây là cái giá cực cao đó lại chỉ là giá ảo, được đẩy vống lên.

Trang tin công nghệ ZDNet (ngày 24-9-2014) cho biết tính giá của từng linh kiện, thành phần gộp lại, chi phí làm ra một chiếc iPhone 6 khoảng 200 USD. Hiện nay, Apple đặt giá bán lẻ chính thức không hợp đồng của chiếc iPhone 6 cấu hình thấp nhất là 649 USD. Chưa kể đến các chi phí cho gói thuê bao từ các nhà mạng, hay những gói bảo hành 2, 3 năm đi kèm sản phẩm khiến người tiêu dùng phải khóc ròng vì giá bán sản phẩm tăng gấp 3 lần.

Smartphone cho mọi nhà

Trong chiến lược đưa các smartphone Android phủ kín các thị trường mới nổi, đặc biệt là ở thế giới đang phát triển, Google - chủ của hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới Android - đã đưa ra Android One là một chuẩn cho các hệ thống thiết bị Android cho phân khúc thị trường đại trà và chủ yếu cho đối tượng khách hàng là những người mới mua chiếc smartphone đầu tiên trong đời.

Theo đặc tả của Google, smartphone Android One phải hội đủ các tiêu chuẩn phần cứng: màn hình 4.5 inch, CPU quad-core, hỗ trợ thẻ nhớ microSD, có máy ảnh trước và sau, pin dùng lâu cả ngày, hỗ trợ dual-SIM, có chức năng FM radio, và quan trọng nhất là giá dưới 100 USD. Chính những yếu tố này đã tạo thêm cơ hội cho người tiêu dùng tiếp cận tốt hơn với các sản phẩm smartphone Android.

{keywords}

Nhu cầu sử dụng smartphone của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tăng cao.

Cách tiếp cận thị trường đề cao tính thiết thực như vậy cũng đã được các thương hiệu mới nổi, những tay chơi thách thức thị trường truyền thống áp dụng. rong thời bùng nổ Smartphone hiện nay, những chú ngựa ô làm nên những cuộc lật đổ ngoạn mục như Xiaomi hay Wiko là những minh chứng tiếp theo.

Tại thị trường Trung Quốc, Xiaomi với tuyệt chiêu chỉ bán hàng online để cắt giảm tối đi chi phí phân phối, đã lật đổ những tên tuổi lớn để giành ngôi đầu bảng nhờ dòng sản phẩm có sức mạnh tương đương mà giá chỉ bằng phần nửa.

Còn hãng điện thoại Pháp Wiko, kẻ từ vô danh hiện đang đứng thứ 2 thị trường mở tại xứ gà trống thì áp dụng cách tiếp cận tổng hợp hơn. Nhà sáng lập Wiko là Laurent Dahan với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ viễn thông, nhận thấy tiềm năng phát triển thị trường smartphone nằm ở 3 yếu tố cốt lõi: công nghệ cao, kiểu dáng đẹp và mức chi phí hợp lý.

Để có chi phí hợp lý, Wiko phải tìm ra những cách tiếp cận tối ưu, thậm chí có thể phải đi ngược lại xu thế thị trường chung. Cũng như ở Mỹ và các nước châu Âu khác, các smartphone ở Pháp chủ yếu được phân phối qua các nhà mạng kết hợp với các gói thuê bao. Số tiền ban đầu người tiêu dùng phải trả thấp hơn rất nhiều so với giá bán lẻ của thiết bị, nhưng nếu tính gộp chi phí thuê bao 1-2 năm, số tiền họ phải trả khá là cao, đồng thời bị trói buộc vào nhà mạng. Wiko đã chọn cách bán thẳng smartphone cho người tiêu dùng để họ tự chọn hình thức hòa mạng và nhà mạng mà mình thích.

Về sản phẩm, thay vì nhồi nhét thật nhiều tính năng “mới nhất - mạnh nhất” vào một sản phẩm, để rồi giá bán cao ngất ngưỡng, Wiko nghiên cứu nhu cầu người dùng thật kỹ và ở mỗi phân khúc, các sản phẩm của Wiko chỉ có một vài tính năng thiết thực nhất được đầu tư mạnh, đảm bảo so với các đối thủ cùng mức giá, Wiko là lựa chọn hoàn hảo nhất.

Hiện nay, ngoài Pháp, Wiko đã có mặt tại hơn 18 quốc gia toàn cầu. Trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua, Wiko đã liên tiếp công bố các nhà phân phối tại Việt Nam và Thái Lan, chính thức thâm nhập thị trường châu Á. Với nhiều mối liên hệ truyền thống Pháp - Việt, giới chuyên gia kỳ vọng chú ngựa ô đến từ Marseille này sẽ nhanh chóng phát triển, góp phần đem smartphone đến cho mọi người.

Phạm Hồng Phước