Nguyên Chủ tịch MTTQ kiến nghị cần có kênh để quần chúng nhân dân góp ý nhân sự cho Đảng, qua đó chọn được cán bộ tốt cho đất nước.

Tại hội nghị đoàn Chủ tịch lần thứ 6 của UB TƯ MTTQ VN góp ý văn kiện Đại hội Đảng, nguyên chủ tịch MTTQ VN Phạm Thế Duyệt cho rằng cần có kênh để quần chúng nhân dân góp ý nhân sự cho Đảng, qua đó chọn được cán bộ tốt cho đất nước.

{keywords}

Nguyên chủ tịch MTTQ VN Phạm Thế Duyệt.

 

Đặc biệt, ông chỉ ra việc đánh giá "một bộ phận không nhỏ" cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất hay được nhắc đến. Dù là số ít nhưng việc chỉ ra cũng rất ít, hầu như càng ở trên cao càng không có. "Chúng ta có yên tâm không?", ông Duyệt băn khoăn.

Nguyên Chủ tịch MTTQ VN đề nghị Đảng cần thật sự coi trọng vấn đề giám sát, phản biện xã hội bởi không có dân giám sát làm sao chống tham nhũng, chống suy thoái trong Đảng. Ông đề nghị Đảng thể hiện tinh thần kiểm điểm, phê bình trước nhân dân chứ không chỉ kiểm điểm, phê bình bó hẹp trong phạm vi nội bộ.

Chậm đổi mới chính trị

Ở góc vĩ mô, nhất trí với tinh thần phải đổi mới đồng bộ các thiết chế chính trị, bộ máy nhà nước theo nhà nước pháp quyền, GS Trần Ngọc Đường đề nghị phải coi trọng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo 3 cơ chế. Đó là nhân dân kiểm soát từ bên ngoài, giám sát quyền lực chéo lẫn nhau và cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.

{keywords}

GS Trần Ngọc Đường.

 

GS Đường cho rằng, vụ Giám đốc Sở 30 tuổi xảy ra, Bộ Nội vụ lập đoàn thanh tra, đến vụ nhà 8B Lê Trực cũng lập đoàn thanh tra. Trong khi thanh tra chỉ là phương tiện quản lý của nhà nước chứ không phải phương tiện giám sát quyền lực nhà nước độc lập.

“Phải xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước do luật định. Tôi rất mong có luật giám sát nhà nước hoặc luật kiểm soát quyền lực nhà nước”, GS Đường đề nghị.

Ông Trần Hoàng Thám, nguyên Phó chủ tịch MTTQ VN cũng cho rằng hệ thống chính trị còn chậm đổi mới. Điều này là do nhận thức về đổi mới hệ thống chính trị chưa tương xứng với đổi mới kinh tế.

“Hệ thống chính trị về cơ bản cũng giống như hồi chiến tranh, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh tế”, ông Thám nói.

Theo ông Thám, Đảng phải nhận thức đúng việc này và giải quyết những vấn đề căn cơ trong khóa tới. Nếu Đại hội sắp tới không nhìn nhận đổi mới hệ thống chính trị đúng thì những khuyết điểm vẫn tồn tại, 4 nguy cơ không bớt đi mà còn nặng hơn.

Cán bộ lép vế, Mặt trận sẽ yếu thế

Nguyên Chủ tịch MTTQ VN Huỳnh Đảm đề nghị dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bổ sung việc tăng cường đại đoàn kết vì nếu trong Đảng có biểu hiện không thống nhất sẽ dẫn đến phân tâm trong xã hội, không thể kêu gọi đồng thuận xã hội.

“Chúng ta kêu gọi đoạn kết mà trong nội bộ Đảng có một bộ phận suy thoái, biến chất thì sao kêu gọi được?”, ông Đảm nhấn mạnh.

 

{keywords}

Nguyên Chủ tịch MTTQ VN Huỳnh Đảm.

Theo ông Đảm, Đảng phải giải quyết hài hòa lợi ích để việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết không chỉ động viên nghĩa vụ một chiều mà phải đem lại lợi ích, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân.

Ông cũng đề nghị văn kiện phải có nội dung tăng cường vai trò của MTTQ để thực sự là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện, đủ sức bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. "Đừng để như trước đây có người nói mặt trận như là cây cảnh vậy”, ông góp ý và cho rằng cần bổ sung cán bộ cho Mặt trận ngang tầm. Nếu bố trí cán bộ lép vé thì không thể nào phát huy vai trò của Mặt trận.

Thu Hằng - Ảnh: Hoàng Long