- Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển chỉ ra nhiều vấn đề thực tế về an ninh biển mà dự thảo bộ luật Hàng hải VN sửa đổi vẫn chưa điều chỉnh. 

Bộ luật Hàng hải đã cập nhật diễn biến Biển Đông?
Còn cho mua tàu cũ, còn vết xe đổ Vinashin
Sửa luật hàng hải
 để bình đẳng trong vận tải biển

Thảo luận tại UB Thường vụ QH hôm may, ông Đạm cho biết gần đây tình hình trên biển phát triển nhanh liên quan đến an ninh hàng hải. Do đó, Cảnh sát biển rất mong muốn bộ luật này được sửa để đáp ứng.

"Nhưng phạm vi điều chỉnh của bộ luật này lại rất gọn, chỉ liên quan đến thương mại, loại trừ nhiều vấn đề rất liên quan như tàu cá, tàu thủy nội địa... Nhiều vấn đề đang diễn ra trên biển mà luật chưa điều chỉnh khiến chúng tôi khó khăn", Tư lệnh Cảnh sát biển nói. 

{keywords}
Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển

Ví dụ, Tổ chức chống cướp biển có vũ trang ở khu vực châu Á xếp VN đứng thứ 3 về nguy cơ cướp có vũ trang trên biển, tập trung nhiều ở Quảng Ninh và Vũng Tàu. Hay việc buôn bán dầu trên biển, là một trong những hoạt động liên quan đến an ninh hàng hải diễn ra bên ngoài lãnh hải mà Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982 không điều chỉnh mà để cho các nước ven biển điều chỉnh, nhưng VN lại chưa có luật pháp tương ứng.

"Hay chuyện tạm giữ tàu. Hiện pháp luật mới chỉ nói đến trường hợp Cảnh sát biển làm việc này khi có yêu cầu và phán quyết của tòa án. Nhưng trên thực tế có rất nhiều yêu cầu của các công ty, tổng công ty tạm giữ tàu với lý do tranh chấp, không giữ thì tàu chạy ra nước ngoài mất. Nhưng bộ luật này chưa điều chỉnh, mà các luật khác cũng chưa có", ông Nguyễn Quang Đạm nói.  

Tư lệnh Cảnh sát biển nhấn mạnh bộ luật cần được điều chỉnh rộng hơn để sau này không phải tiếp tục điều chỉnh, mở rộng, và để các lực lượng chấp pháp như Cảnh sát biển hoạt động hiệu quả hơn. 

Chính quyền cảng sẽ khắc phục sự chồng chéo 

Khái niệm mới về Ban quản lý và khai thác cảng, hay chính quyền cảng, vẫn khiến Thượng vụ QH băn khoăn.

Trưởng Ban Dân nguyện QH Nguyễn Đức Hiền hỏi về tổ chức, quan hệ với các cơ quan khác, cũng như để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào. Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc muốn biết sự phân biệt tính chất quản lý nhà nước và kinh doanh giữa cơ quan mới này và cảng vụ đã có từ lâu. 

Phó chủ nhiệm UB Đối ngoại QH Ngô Đức Mạnh chưa rõ chính quyền cảng và chính quyền địa phương có bị trùng lắp không, vì ông Mạnh nghĩ Bộ Giao thông Vận tải muốn làm theo mô hình của Nhật Bản.

{keywords}
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng

Giải trình các câu hỏi này, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết: Khái niệm này khó dịch sang tiếng Việt vì không có từ nào tương đồng, dùng từ "ban quản lý" thì hơi yếu mà "chính quyền" thì dễ nhầm sang chính quyền địa phương.

"Ta tham khảo những điểm mà các nước đã làm thành công chứ không áp dụng mô hình cụ thể của Nhật hay của ai. Nhưng mô hình này chính là điểm đột phá và mới ở dự thảo này", ông Thăng nói.

Bộ trưởng cũng khẳng định "chính quyền cảng" hoàn toàn độc lập với các cảng vụ, không phụ thuộc lẫn nhau. Đây là một doanh nghiệp nhà nước nhưng được nhà nước ủy quyền cho một số chức năng nhiệm vụ, chứ không phải thực hiện vai trò quản lý nhà nước.

"Chính quyền cảng sẽ khắc phục được tình trạng hiện nay là cùng một khu vực mà đầu tư dàn trải, manh mún, thiếu liên kết giữa các cảng, hoạt động không hiệu quả, cạnh tranh không lành mạnh", Bộ trưởng khẳng định.

Trưởng Ban Dân nguyện QH Nguyễn Đức Hiền muốn bộ luật quy định rõ hơn về việc chuyển nhượng, cho thuê cảng, trong khi Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý nhấn mạnh các quy định về điều kiện phá dỡ tàu biển.

Chung Hoàng