Cuộc khủng hoảng Ukraina đã diễn ra tròn một năm, quan hệ giữa phương Tây và Nga vẫn đang ở mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh, nhưng không phải mọi cánh cửa đều khép.

{keywords}
Tổng thống Nga Putin và các nhà lãnh đạo phương Tây. Ảnh: guardian

Việc Washington và Brussels áp dụng các biện pháp trừng phạt đã làm thay đổi đáng kể mối quan hệ với Moscow trong khi Tổng thống Nga Putin luôn phủ nhận cáo buộc Nga dính líu tới bất ổn ở miền đông Ukraina.

Một lệnh ngừng bắn hiện đã được ký kết tại Ukraina kể từ tháng 2 nhưng bất chấp lời kêu gọi của một số nước châu Âu muốn cải thiện quan hệ với Moscow, phương Tây và Nga vẫn đang ở trong tình trạng đóng băng.

"Ở đây không có niềm tin”, Judy Dempsey của Viện nghiên cứu Carnegie Europe nói.

Phản ứng của Moscow với cuộc khủng hoảng Ukraina đã khiến phương Tây phải thay đổi mọi giả định của cả hai thập niên qua về Nga. Việc Nga sáp nhập Crưm đã khiến phương Tây nổi đóa.

Họ liên tiếp áp dụng các hình thức cấm vận kinh tế với quy mô ngày một rộng hơn.

NATO trong khi đó đã dừng mọi hợp tác với Nga, tăng cường tuần tra trên không và trên biển, nhất trí lập đội phản ứng nhanh để bảo vệ các đồng minh ở sườn phía đông.

Về phần mình, ông Putin đã cáo buộc NATO hành động như một “quân đoàn nước ngoài” ở miền đông Ukraina.

Kể từ khi bắt đầu, cuộc xung đột đã cướp đi hơn 6.000 sinh mạng.

Cấm vận và thực tế

Ở châu Âu có những mâu thuẫn giữa phái diều hâu và bồ câu trong khối 28 quốc gia. Theo một số nhà phân tích, cuộc khủng hoảng Ukraina đã làm trầm trọng thêm hố sâu ngăn cách Đông - Tây.

"Nga nhiều năm đã đề xuất cả NATO và EU cùng nhau làm gì đó, để đối thoại về các vấn đề”, nghị sĩ Nga Konstantin Kosachev nói. “Nhưng câu trả lời là không, Nga bị loại khỏi cuộc đối thoại”.

Vivien Pertusot, một chuyên gia tại Viện nghiên cứu IFRI ở Brussels nói rằng, Mỹ trở nên "quán triệt" về quan điểm với Nga. "Nút tái khởi động năm 2009 đã bị chôn vùi”, Pertusot đề cập tới mong muốn của Tổng thống Mỹ Obama nhằm tái thiết quan hệ với Nga khi ông lên nắm quyền.

Trong khi đó, EU tại một hội nghị thượng đỉnh tháng trước đã ám chỉ sẽ duy trì cấm vận cho đến hết năm.

Tuy nhiên, Washington cũng đã nhận thấy các tín hiệu báo động ở một số nước châu Âu - nơi chịu tác động nặng nề trong giao thương với Nga.

Thủ tướng mới của Hy Lạp Alexis Tsipras tuyên bố phản đối trừng phạt Nga. Giới phân tích coi đây là dấu hiệu rạn nứt trong EU. Thủ tướng Italia Matteo Renzi cũng đã tới thăm Moscow.

Người phụ trách đối ngoại EU - cựu Ngoại trưởng Italia Federica Mogherini nhấn mạnh: Tôi không từ bỏ ý tưởng rằng, chúng ta đã vượt qua Chiến tranh Lạnh. “Chúng ta là láng giềng và chúng ta không thể thay đổi địa lý”.

Bà trích dẫn thực tế rằng, Nga và phương Tây vẫn có thể hợp tác với nhau về các vấn đề như chương trình hạt nhân Iran hay Syria.

Theo Pertusot, Đức cũng rất thực tế. "Merkel bất mãn về Putin, nhưng giao dịch của Đức với Nga về cơ bản không giảm”, Pertusot nói.

Thái An (theo Zeenews)