Thế giới không nhìn nước lớn hay nhỏ mà nhìn anh mạnh hay yếu.

Ngày 11/8, mạng Hoàn Cầu có bài “TQ ngày nay là nước lớn nhưng không phải là nước mạnh”, nội dung chính như sau:

Theo học giả TQ Hồ Tiên Thành, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản mới đây tự xưng rằng, Nhật Bản là “nước lớn”, gây nên việc tranh cãi về sự “lớn” hay “nhỏ” đối với một quốc gia. Nhìn nhận một nước lớn hay nhỏ, nhìn chung các ý kiến đều đánh giá về dân số, diện tích (bao gồm cả biển), quy mô nền kinh tế, tầm ảnh hưởng chính trị quốc tế… 

{keywords}

TQ đang muốn phô trương sức mạnh hải quân. Ảnh AP

TQ trong mắt thế giới là nước lớn, vì dân số đứng đầu thế giới, nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, có diện tích tới 9,6 triệu km2 lục địa và 3 triệu km biển. Ngoài ra, TQ còn là nước Thường trực Hội đồng Bảo an LHQ. Vì vậy, việc TQ đưa ra phương châm “ngoại giao nước lớn” là phù hợp với tình hình thực tế của TQ.

Việc Nhật Bản tự xưng là “nước lớn” TQ cũng không nên cười nhạo, quá đi vào việc mổ xẻ cách gọi nước “lớn” hay “nhỏ” sẽ không mang lại nhiều ý nghĩa thực tế.

Mỹ không cần phải khẳng định mình là “nước lớn”, nhưng không ai có thể phủ nhận được điều này, ngày nay Mỹ là một nước lớn mạnh nhất thế giới, thậm chí là một siêu cường. Singapore bị xem là “nước nhỏ” nhưng tầm ảnh hưởng chính trị quốc tế khiến nhiều nước khác ngưỡng mộ.

Danh hiệu “nước lớn” là thứ hư vinh, cho người ta có cảm giác “nước lớn” là ảnh hưởng quốc tế lớn. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều khi trong xử lý các vấn đề quốc tế, đương nhiên là phải coi trọng thực lực, nước có mạnh, ảnh hưởng được nâng tầm thì mới được thế giới tôn trọng và cho mình là nước lớn. Thế giới không nhìn nước lớn hay nhỏ mà nhìn anh mạnh hay yếu, vì vậy danh từ tự xưng “nước lớn” ngoài việc mang lại một chút hư vinh cho người dân thiếu tự tin, nó sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích thực chất nào cho đất nước. Trái lại, việc mang danh “nước lớn” sẽ buộc phải đóng góp nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế hơn.

TQ ngày nay là nước lớn nhưng không phải là nước mạnh. Điều này nhắc nhở TQ cần đặt trọng tâm hơn ở các vấn đề xây dựng mạnh hay không mạnh, nếu không dễ làm lệch định hướng xây dựng và phát triển của TQ. Mặc cho Nhật Bản tự xưng là “lớn” hay “nhỏ”, TQ chỉ nên xây dựng đất nước mình mạnh hơn.

Bình luận về sức mạnh của TQ, tạp chí The Diplomat của Nhật cho rằng trong khi bá quyền của Mỹ được điều tiết theo ý thức hệ tương đối tự do và nếu coi Mỹ là đế chế thì đó là đế chế sức mạnh mềm, thì mặc dù TQ có sức mạnh nhưng “TQ sẽ không bao giờ trở nên vĩ đại nếu nước này không bảo vệ cho mục đích cao hơn bản thân mình. Thực tế, TQ hiện có cách nghĩ nhỏ nhen, lợi ích cá nhân và thực dụng, chỉ nhằm tối đa hóa lợi ích và sức mạnh quốc gia. TQ chưa quan tâm nhiều tới quản trị toàn cầu, đồng thời chưa có các đồng minh và có các mối quan hệ căng thẳng với nhiều nước trên thế giới”.

Theo VOV