- Quhỗ trợ nghiên cứu Biển Đông nêu ý tưởng đưa các công trình nghiên cứu về Biển Đông vào học đường, vốn đang 'thiếu vắng' hiện nay.

Kết nối nhà hảo tâm và người nghiên cứu

Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông (FESS) do Học vin Ngoại giao sáng lập đã ra mắt sáng nay (27/3). Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, nguyên Chủ nhiệm UB biên giới quốc gia, ông Nguyễn Đức Hùng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore, Canada là những người đồng sáng lập quỹ này.

{keywords}
Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông có tên tiếng Anh là Foundation for East Sea Studies. Ảnh: website FESS

Là một tổ chức xã hội phi lợi nhuận, quỹ có mục đích hỗ trợ, tài trợ cho nghiên cứu, bài viết về Biển Đông của tầng lớp trí thức, đặc biệt là các học giả, nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, sinh viên trong và ngoài nước cũng như những cá nhân trong và ngoài nước có tâm huyết muốn đóng góp cho công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, thúc đẩy các biện pháp gìn giữ hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực Biển Đông.

Quỹ cũng đồng thời là kênh tập hợp, tìm kiếm, phát triển các cá nhân có năng lực và phẩm chất tốt để phục vụ cho công tác nghiên cứu Biển Đông, phổ biến tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.

Phát biểu tại lễ ra mắt, Giám đốc Học vin Ngoại giao Đặng Đình Quý nhận định: "Công tác nghiên cứu về Biển Đông lâu nay chủ yếu dựa vào nguồn lực ngân sách hoặc do cá nhân tự bỏ tiền, mà chưa huy động được các nguồn lực của xã hội. Trong khi đó, ở trong và ngoài nước có nhiều tổ chức và cá nhân, đặc biệt kiều bào ở nước ngoài, có nguyện vọng thể hiện lòng yêu nước thông qua việc đóng góp về tinh thần và vật chất cho công tác nghiên cứu về Biển Đông".

Quỹ cũng kỳ vọng góp phần xây dựng một lực lượng nghiên cứu và xử lý các vấn đề liên quan đến Biển Đông cho trước mắt và tương lai.

"Nghiên cứu để xây dựng hồ sơ dữ liệu, kiến nghị chính sách, góp phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, phát triển kinh tế biển..., thời gian qua đã rất sôi động nhưng cần nhiều hơn với chất lượng cao hơn", ông Đặng Đình Quý nói.

Nghiên cứu Biển Đông còn bề nổi

Nhân lễ ra mắt, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, cố vấn cao cấp của Quỹ, chia sẻ nhận định về việc nghiên cứu Biển Đông hiện nay.

{keywords}
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan (phải) và Giám đốc Học viện Ngoại giao Đặng Đình Quý. Ảnh: Chung Hoàng

"Biển Đông đã trở thành vấn đề trung tâm của những nghiên cứu không những ở Việt Nam mà còn ở trên trường quốc tế. Nhưng sự sôi động còn đang mang tính chất về lượng và bề nổi là chính. Vấn đề Biển Đông lại vô cùng rộng lớn, phức tạp, nên không thể dừng lại ở số lượng, bề nổi được, mà rất cần những nghiên cứu căn cơ hơn, cơ bản hơn, rộng lớn hơn và lâu dài hơn", ông Khoan nói.

Vì vậy, kỳ vọng của Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông là thúc đẩy những nghiên cứu sâu rộng hơn, sâu sắc hơn và có đông đảo người tham gia hơn. Bên cạnh đó là tìm cách kết hợp, hòa nhịp, hội nhập những nghiên cứu trong nước với những nghiên cứu của thế giới vốn rất sôi động, đặc biệt ở Trung Quốc, Úc, Hoa Kỳ, Tây Âu, Nga.

"Đây cũng là để góp phần cho ngân hàng dữ liệu về vấn đề Biển Đông phong phú hơn, làm cho thế giới hiểu hơn lập trường của chúng ta, đồng thời hỗ trợ cho cuộc đấu tranh chính trị, ngoại giao của chúng ta, bảo vệ cho chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta", ông Vũ Khoan nói.

Nhận dịp lễ ra mắt, Quỹ trao giải cho 13 bài nghiên cứu xuất sắc về Biển Đông năm 2013. Trong đó có những công trình có thể đưa ứng dụng trong thực tiễn được ngay, theo ông Vũ Khoan.

"Ví dụ công trình về vấn đề Biển Đông trong học đường, trong giáo dục, là chuyện chúng ta thiếu vắng hiện nay. Chúng tôi sẽ chuyển những công trình như thế cho lãnh đạo Bộ Giáo dục, đ thời gian tới khi viết lại sách giáo khoa cũng có thể tận dụng những ý tưởng trong nghiên cứu đó".

Về lâu dài, Quỹ cũng sẽ nghiên cứu để phổ biến các công trình đến đông đảo giới học thuật, công chúng và cả ra nước ngoài thông qua trang web của Quỹ và nhiều hình thức khác.

"Từ lâu ở Việt Nam, vấn đề Biển Đông được nghiên cứu rất rộng, viện nào, địa phương nào cũng nghiên cứu, nhưng sự phối hợp, điều phối, chỉ đạo thành một chương trình thật thống nhất, bổ trợ cho cho nhau cũng là vấn đề cần quan tâm của Quỹ", ông Khoan nói.

Chung Hoàng