Mục tiêu "tất cả vì học sinh" của giáo dục Nhật Bản ít khi được “nắn nót” bằng lời lại hiển hiện nơi đây trong từng việc làm nhỏ nhất. 

“Thảm họa kép” là cụm từ mà báo chí dùng để nói về trận động đất sóng thần xảy ra ở Nhật tháng 3/2011. Xem hình ảnh, đọc con số thống kê không ai có thể cầm lòng: thị trấn du lịch Onagawa xinh đẹp thành "cái máng lợn", sân vận động bóng đá tỉnh Miyagi được trưng dụng làm căn cứ cứu trợ len dày quan tài, tính đến tháng 3/2018 có 18.500 người chết và mất tích. 400.000 người phải di tản, đến nay vẫn còn trên 73.000 người đang sống di tản bên ngoài ngôi nhà của họ...  

Hơn bảy năm đã trôi qua, công việc hồi sinh cuộc sống vẫn đang diễn ra theo kỷ luật của người Nhật: "thất bại là một bài học, không bao giờ bỏ cuộc".   

Đầu tháng 9, tôi tham gia đoàn phóng viên, doanh nhân từ 13 quốc gia đến một số vùng quê thuộc hai tỉnh Miyagi và Fukushima để xem "thể thao đã hồi sinh những vùng bị ảnh hưởng thảm họa như thế nào" [1] như cách gọi của Chính quyền Thủ đô Tokyo (Tokyo Metropolitan Government), cơ quan chủ trì chuyến đi. 

{keywords}
 

Sendai, thành phố trung tâm của tỉnh Miyagi, được mệnh danh thành phố của cây xanh, làng thể thao tỉnh Miyagi, bao quanh bởi sông đồi trùng điệp, đường, bãi đỗ xe rộng thoáng và phong cảnh thơ mộng sẽ là địa điểm thi đấu các trận bóng đá của Olympic Tokyo 2020. Nhưng suốt hành trình điều làm trái tim tôi rung động không phải là thành phố xinh đẹp cơ sở vật chất hiện đại, mà chính những tiết học cười thả ga, sân chơi "bung" hết sức của học sinh tiểu học ở địa phương trực tiếp chịu ảnh hưởng thảm họa là điều đọng lại sâu sắc hơn cả.  

Trường tiểu học Miyanomori ở tỉnh Miyagi tựa lưng vào núi và được bao quanh bởi những hàng cây tĩnh lặng. Ngôi trường được xây mới hoàn toàn sau thảm họa vì ngôi trường cũ bị phá hỏng không thể khôi phục. Một cô giáo nói: "bất kỳ vị trí nào của trường cũng có thể nhìn thấy cây xanh của núi rừng". 

Buổi sáng ấy diễn ra giờ Lớp học ước mơ (Dream classroom) do nhà vô địch Olympic Bắc Kinh 2008 môn bóng mềm, Sakoto Mabuchi “đứng lớp”. Đây là một nội dung chương trình của dự án Lớp học nụ cười thể thao (Sport smile classroom) do Hiệp hội thể thao Nhật Bản đứng đầu phối hợp thành lập ngay sau thảm họa với mục tiêu xoa dịu vết thương tâm hồn trẻ thơ. 

{keywords}
 

Sau khoảng 30 phút chơi các trò chơi vận động, phối hợp nhóm là lúc "cô giáo ước mơ" (dream teacher) Sakoto Mabuchi thị phạm những cú đánh bóng từ ngày còn tiểu học mới tập tễnh cho đến những cú đánh đỉnh cao ở đấu trường Olympic. Đến phần bài giảng, hành trình cam go thử thách, những dằn vặt nội tâm "theo hay bỏ" sau một giải đấu thua cuộc, những lần được chọn vào đội tuyển rồi bị rớt khỏi danh sách vào giờ chót... dai dẳng  thậm chí phải điều trị bác sĩ tâm lý, cho đến ngày đứng trên bục vinh quang hát quốc ca trước ống kính hàng triệu người xem khắp thế giới được tái hiện, tạo nên một cảm xúc vô cùng đặc biệt.  

Với lòng yêu trẻ, trách nhiệm công dân với quê hương đất nước, từ thể nghiệm của bản thân về "vinh quang và thất bại", cách phác thảo sơ đồ hình Sin trực quan lên bảng... thông điệp "thất bại là một bài học, không phải là một sự kết thúc" được truyền đi một cách dung dị mà đi vào cơ thể tự nhiên như hơi thở. Khi từng em học sinh được trực tiếp chạm tay vào chiếc huy chương vàng danh giá là giây phút vỡ òa! Tiếng cười giòn, hồn nhiên của trẻ thơ cho thấy sự phục sinh một sức sống không gì ngăn cản được.

Tiếp tục di chuyển thêm hơn 100 km trên những cung đường phủ dày bóng cây xanh xen lẫn sông hồ, chúng tôi đến thôn Showa tỉnh Fukushima, nơi có trường tiểu học Showa. Đây là một ngôi làng nhỏ được bao quanh bởi thiên nhiên hùng vĩ, những ngọn núi có dốc dựng đứng. Nhờ đặc điểm địa hình mà khi thảm họa xảy ra thôn Showa chịu ít thiệt hại hơn so với vùng khác, tuy nhiên lời đồn về sự rò rỉ phóng xạ đã hủy hoại "nồi cơm" người dân của cả vùng vì du lịch và nông nghiệp, hai ngành kinh tế xương sống ở đây, đều tuột dốc không phanh.  

{keywords}
 

Ngay sau thảm họa, Ủy ban Olympic Nhật Bản (JOC) đã thành lập đội cứu hộ đến các vùng bị ảnh hưởng. Những gì họ nhìn thấy là cuộc sống vô định không niềm hy vọng của người dân, trẻ em không có sân chơi, trường lớp bị ô nhiễm v.v... Từ đó dự án "Olympics Day Festa" (Ngày Olympic mini) do sự kêu gọi của những vận động viên Olympic Nhật Bản ra đời.

Sáng hôm 9/9, đến tham dự ngày hội tại trường tiểu học Showa có 6 VĐV Olympic, những người từng xuất hiện trên truyền hình, "idol" của không ít học sinh hiện diện ở đây bằng xương bằng thịt. Nguyên cả buổi sáng dành để chơi, các trò chơi "team work", trò chơi truyền thống Nhật Bản sở trường của trẻ được thiết kế ra để các em chơi cùng với các VĐV Olympic. 

Các em chia nhóm chạy nhảy, bàn chiến thuật thi đấu với các VĐV Olympic, khóc cười khi chiến thắng hoặc thua trận, chơi say mê không biết mệt từ 9 - 12 giờ... Mục tiêu "tất cả vì học sinh" của giáo dục Nhật Bản ít khi được “nắn nót” bằng lời lại hiển hiện nơi đây trong từng việc làm nhỏ nhất như cột dây giày, lau mồ hôi cho các em… từ những con người ưu tú nhất!  

Nước Nhật có diện tích khá tương đồng với Việt Nam, song xét về tiềm lực tài nguyên thì thua kém. Thế nhưng nước Nhật không chỉ là nền kinh tế thứ ba mà còn là "ông lớn" thể thao của châu Á và thế giới. Một trong những lý do có lẽ là bởi họ biết làm những điều không tốn nhiều tiền, không cần luận chứng cao siêu, những việc làm thiết thực nhất bằng tình yêu thương chân thành dành cho con trẻ!  

{keywords}
 

Những trận cười hôm nay sẽ là kỷ niệm khó quên, là sự chuẩn bị hành trang cho các em hun đúc nên nghị lực và lòng tự tin... Trong số những học sinh tiểu học hôm nay có thể xuất hiện những VĐV Olympic thế hệ kế thừa, hoặc "không thành công cũng thành nhân", cũng là nội hàm khác của phong trào Olympic.

Ở nước ta thi thoảng truyền thông xướng tên các em có xuất thân nông thôn ở các giải thi tầm quốc gia, quốc tế... Nhưng không chỉ miền quê mà ngay cả ở thành phố lớn, con số các em vô vọng với mộng ước cuộc đời hẳn là không hề nhỏ, nếu không biết tạo ra "cú hích tinh thần" hay những giúp đỡ vật chất ở những thời điểm bước ngoặt. 

Không mở lòng ra nhìn sâu vào nguồn tiềm lực vô giá này để đánh thức, mà toan tính "đánh lái" vào cây gỗ trên rừng, xà lan cát dưới sông hay tiền lãi thu được nhờ độc quyền in SGK... thì sự phát triển có chăng thể hiện qua những con số vô hồn, còn nội lực đất nước bị xói mòn là điều khó tránh khỏi. 

Đứng trên nước bạn mà cảm xúc ùa về trong tâm thức: những hình ảnh học sinh leo cầu khỉ, chui bao ni lông để đến trường..., lòng tôi khó nén cơn bùi ngùi.

Trúc Nguyễn  

Dự án "Lớp học mơ ước" bắt đầu tháng 4/2011 - tháng 3/2017 đã thực hiện trên 3.000 bài giảng đến hơn 80.000 học sinh, kế hoạch năm 2018 tiến hành 600 buổi giảng. Dự án "Olympic Day Festa" từ năm 2011 - 2017 có 20.273 người tham gia trong đó có 658 là các nhà Olympic (chưa kể các vđv Olympic người nước ngoài), đã tiến hành trên 122 địa điểm, kế hoạch 2018 là vận động 2.500 người tham gia, số vđv Olympic là 110 người, tiến hành ở 15 địa điểm.

-----

[1] How the disaster - effected areas have been recovering with the power of sport.  

* Ảnh trong bài: Những hình ảnh từ chuyến đi. Dữ liệu và hình ảnh bài viết dựa theo tài liệu do Tokyo Metropolitant Government cung cấp và được phép lưu hành.

“Em nghĩ, thầy rồi sẽ lên 'giàn thiêu' dư luận”

“Em nghĩ, thầy rồi sẽ lên 'giàn thiêu' dư luận”

“Em nghĩ thầy rồi sẽ lên 'giàn thiêu' dư luận”, tôi mạo muội nói thẳng những suy nghĩ của mình với riêng Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết.

Rình rang lễ kỷ niệm và những đứa trẻ chui túi nilon

Rình rang lễ kỷ niệm và những đứa trẻ chui túi nilon

Tiền ngân sách chi cho khoản này mỗi năm của cả nước là bao nhiêu? Ngoài nguồn kinh phí trên, người ta còn đi vận động cơ sở bên dưới, nơi có quan hệ này nọ…    

Sách Công nghệ giáo dục: Câu hỏi thẳng gửi giáo sư Hồ Ngọc Đại

Sách Công nghệ giáo dục: Câu hỏi thẳng gửi giáo sư Hồ Ngọc Đại

“Tôi hoàn toàn ủng hộ cách dạy tiếng Việt một cách khoa học, đi vào bản chất, dạy ngữ âm trước, dạy ngữ nghĩa, ghép vần, ngữ pháp, văn phạm sau.”

Sao cứ thản nhiên ném đá vào tương lai?

Sao cứ thản nhiên ném đá vào tương lai?

Khi đánh giá một công nghệ, một phương pháp, xem nó là hữu ích hay vô bổ, thành công hay thất bại, nên nhìn vào đâu, nếu không nhìn vào sản phẩm mà nó tác động?    

‘Mắt chữ O miệng chữ A’ vì những dự án trăm, nghìn tỷ

‘Mắt chữ O miệng chữ A’ vì những dự án trăm, nghìn tỷ

Cơ quan chức năng có thể vào cuộc điều tra những con đường chưa khánh thành đã hỏng, nhưng với dự án giáo dục, đã ai bị xử lí bởi một cuốn sách bị lỗi, một dự án thất bại?