-Theo số liệu của Bộ Xây dựng, năm 2016,các nhà máy xi măng bình quân chung đảm bảo trên 90% công suất thiết kế tức là sản xuất xi măng là vẫn có lãi.

Sản xuất xi măng vẫn có lãi

Liên quan đến việc Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT) đề xuất với Chính phủ giảm thuế xuất khẩu 5% để “giải cứu” nguồn xi măng dư thừa trong nước, trao đổi tại buổi họp báo thường kỳ quý II năm 2017 mới đây của Bộ Xây dựng, ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, Bộ chưa nhận được văn bản của cơ quan nào hỏi ý kiến về giảm thuế xuất khẩu xi măng.

Nêu ý kiến về vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng cho hay, việc đầu tư sản xuất xi măng bất kỳ dự án nào thường phát huy 70-75% cùng lắm lên đến 80% công suất thiết kế là đang hòa vốn còn trên mức đó là có lãi.

{keywords}

“Theo số liệu của Bộ Xây dựng, năm 2016, các nhà máy xi măng bình quân chung đảm bảo trên 90% công suất thiết kế tức là sản xuất xi măng là vẫn có lãi. Theo số liệu mới nhất chúng tôi nắm được thông tin là 1 loạt các nhà máy công bố 6 tháng đầu năm vừa rồi là làm ăn có lãi” – ông Bắc nói.

Cũng theo Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, hiện nay Bộ Xây dựng đang thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ rà soát quy hoạch phát triển công nghiệp ximăng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 khi có số liệu cụ thể Bộ sẽ thông tin sau.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, phần lớn xi măng hiện là phục vụ nhu cầu trong nước chỉ một phần xuất khẩu ra nước ngoài.

“Việc đưa ra mức thuế hợp lý không phải là giải cứu mà là để cho việc sản xuất tốt hơn biểu thuế phù hợp với các sản phẩm tương đương khác tạo sự công bằng với các sản phẩm chứ không phải giải cứu” – Thứ trưởng cho hay.

Rà soát hạn chế xây dựng nhà máy mới

Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, các nhà máy xi măng hoạt động đều có kiểm soát và đến nay cơ bản là tốt đáp ứng nhu cầu. Việc rà soát quy hoạch ngành xi măng không phải để xử lý những nhà máy thua lỗ.

“Việc rà soát quy hoạch sẽ xem xét việc hạn chế xây thêm nhà máy xi măng làm phá vỡ quy hoạch cung cầu tránh tình trạng nhà máy ra rồi thừa cung dẫn việc nhà máy hoạt động không hiệu quả.

Ở phía Bắc, cơ bản các nhà máy xi măng đáp ứng được nhu cầu. Ở phía Nam xi măng còn thiếu nhưng vận chuyển xi măng từ phía Bắc vào thì chi phí cao nên ưu tiên phát triển nhà máy ở phía Nam. Nghĩa là kiểm soát, điều tiết sự phát triển ngành xi măng bằng quy hoạch”, Thứ trưởng Lê Quang Hùng lý giải.

Theo thống kê, tính đến cuối năm 2016, cả nước có 78 dây chuyền sản xuất xi măng lò quay với tổng công suất 87,8 triệu tấn xi măng, trong khi tiêu thụ chỉ khoảng 74,5 triệu tấn, thừa khoảng 13,3 triệu tấn. Trong năm 2017, dự kiến tổng công suất thiết kế toàn ngành tăng lên 94,7 triệu tấn và sẽ dư thừa 17-18 triệu tấn. Dự kiến ngành này sẽ dư thừa khoảng 36-47 triệu tấn trong 3 năm tới.

Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét, báo cáo Chính phủ giảm thuế xuất khẩu xi măng xuống thấp hơn mức 5% đang áp dụng. Đồng thời cho phép khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào với ngành sản xuất chế biến nguyên liệu từ khoáng sản (trong đó có xi măng).

Hồng Khanh

Đến năm 2020 dự báo không còn cát để xây dựng

Đến năm 2020 dự báo không còn cát để xây dựng

Với mức độ sử dụng cát như hiện nay Bộ Xây dựng cảnh báo đến năm 2020 sẽ hết không còn cát phục vụ công trình xây dựng.

Nhiều bất cập trong đề án cổ phần hóa HUD của Bộ Xây dựng

Nhiều bất cập trong đề án cổ phần hóa HUD của Bộ Xây dựng

Liên quan đến phương án cổ phần hoá (CPH) Công ty mẹ, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD) của Bộ Xây dựng, các bộ ngành liên quan đã chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý.