Theo lãnh đạo Sở Xây dựng TP HCM năm 2017, cát xây dựng có nhiều biến động, trong đó TP HCM là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do giá cát tăng cao.

Hội nghị Vật liệu xây dựng toàn quốc do Bộ Xây dựng tổ chức diễn ra ngày 12/12. Trao đổi tại hội nghị, ông Trần Trọng Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM nêu lên vấn đề về cát xây dựng trên địa bàn thời gian qua.

Lãnh đạo Sở Xây dựng TP HCM cho biết, năm 2017 mặt hàng này chịu nhiều biến động, trong đó TP HCM là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do giá cát tăng cao.

Ông cũng cho biết, Sở Xây dựng TP HCM và Sở 19 tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ đã thảo luận, tính toán cho thấy, tổng trữ lượng cát có thể khai thác được tại tất cả các địa phương này đến năm 2020 là gần 250 triệu m3. Tổng nhu cầu sử dụng là hơn 366 triệu m3, lớn hơn nhiều so với trữ lượng.

{keywords}
Hội nghị Vật liệu xây dựng toàn quốc 2017 do Bộ Xây dựng tổ chức.

Trong khi đó, theo ông, nguồn vật liệu có thể thay thế cát tự nhiên nhìn chung không có nhiều. “Chúng tôi khảo sát tổng hợp trong 19 tỉnh thành thì chỉ 6 địa phương có có nguồn thay thế vật liệu cát tự nhiên. Như vậy một vấn đề rất lớn được đặt ra là nguồn cung cát xây dựng cũng như vật liệu thay thế phải làm sao để đảm bảo cho thị trường, chất lượng xây dựng” – ông nói và cho rằng cơ quan quản lý cần có thảo luận để đưa ra những giải pháp toàn diện về quy hoạch, phát triển, tiêu chuẩn kỹ thuật.

Về vấn đề cát xây dựng, trước đó, trong một hội nghị do Bộ Xây dựng tổ chức ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cũng đặt ra dự báo đến năm 2020 không còn cát để xây dựng. Theo vị Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, theo số liệu báo cáo về lĩnh vực cát xây dựng hiện nay 49/63 tỉnh TP đến hết năm 2016, tổng trữ lượng cát sỏi đã cấp phép khai thác là 691.516 triệu m3.

Trong khi đó, số liệu điều tra cho thấy, đến năm 2020 là nhu cầu về cát xây dựng (cát san lấp, cát đổ bê tông, cát xê tô) trữ lượng cát năm 2015 khoảng 50-60 triệu m3 mỗi năm. Đến năm 2020 khoảng 130 triệu m3/năm. Nhu cầu từ năm 2016 đến năm 2020 cần 2,1 đến 2,3 tỉ m3 cát. Trong khi đó, trữ lượng dự báo hiện nay chỉ hơn 2 tỉ m3.

Từ số liệu điều tra tính toán trên, đại diện Bộ Xây dựng nêu nhận định: “Với mức độ sử dụng như hiện tại thì đến năm 2020 hết không còn cát phục vụ công trình xây dựng. Số liệu thống kê Vụ vật liệu xây dựng tổng hợp”.

Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất các loại vật liệu xây dựng chính

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cũng thừa nhận, lĩnh vực vật liệu xây dựng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như: một số quy định quản lý không phù hợp; trình độ công nghệ, thiết bị nói chung của toàn ngành chưa cao…

Tuy nhiên, Bộ trưởng khẳng định, lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng thời gian qua đã có sự thay đổi rõ rệt, công nghệ ngày càng hiện đại, từng bước hòa nhập với trình độ chung của khu vực và thế giới. Một số doanh nghiệp có trình độ sản xuất tiên tiến, có uy tín trên thị trường.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng khẳng định, vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn, khoảng 70% trong giá trị sản phẩm xây dựng - một ngành chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Vật liệu xây dựng còn đóng vai trò rất quan trọng bởi nó quyết định chất lượng, tuổi thọ công trình. Những năm qua ngành vật liệu của Việt Nam đã phát triển rất nhanh chóng.

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nhà nước đã tạo ra hành lang pháp lý, thể chế cho hoạt động sản xuất này, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành. Vấn đề đặt ra là phải để ngành vật liệu gắn với đời sống, với tăng trưởng của nền kinh tế.

Phó Thủ tướng cũng chỉ ra nhiều hạn chế hiện nay như công tác thăm dò dự báo tài nguyên khoáng sản. Theo lãnh đạo Chính phủ, một phần nguyên nhân là do nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác này còn thiếu. Điều đó dẫn tới việc thông tin dự báo còn thiếu chính xác.

Cùng đó, hiệu quả đầu tư của một số dự án còn thấp, kể cả dự án đầu tư bằng ngân sách lẫn dự án sử dựng vốn của doanh nghiệp. Đáng chú ý, tình trạng khai thác vật liệu như đá cát sỏi trái phép diễn ra nhiều nơi, khai thác ở cả lòng sông, cửa sông…

“Ngay cả các dự án khai thác có phép nhưng cũng không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường, gây bức xúc trong dư luận”, Phó Thủ tướng chỉ rõ và nhấn mạnh ngành sản xuất vật liệu xây dựng cần phải khắc phục được những hạn chế gắn với đời sống, với tăng trưởng của nền kinh tế.

Hồng Khanh

Nghiên cứu việc ngừng xuất khẩu cát vĩnh viễn của Campuchia

Nghiên cứu việc ngừng xuất khẩu cát vĩnh viễn của Campuchia

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có chỉ đạo liên quan đến hoạt động khai thác và xuất khẩu cát của Việt Nam.

Đến năm 2020 dự báo không còn cát để xây dựng

Đến năm 2020 dự báo không còn cát để xây dựng

Với mức độ sử dụng cát như hiện nay Bộ Xây dựng cảnh báo đến năm 2020 sẽ hết không còn cát phục vụ công trình xây dựng.