- Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính Ngân hàng, năm 2019, việc Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng bất động sản và chứng khoán là rất hợp lý. Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại phải cẩn trọng để tốt cho thị trường bất động sản được thanh lọc.

>> Siết chặt tín dụng vào bất động sản, BT giao thông

Tín dụng siết chặt, lối ra nào cho doanh nghiệp địa ốc?

Năm 2019, siết tín dụng bất động sản là hợp lý

Chia sẻ tại buổi tọa đàm với chủ đề “Thị trường bất động sản Việt Nam 2019: Xu hướng và Cơ hội đầu tư” diễn ra vào đầu tuần qua, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng 3 thị trường chứng khoán, bất động sản, ngân hàng như hàn thử biểu của nền kinh tế. Cũng theo vị chuyên gia này, năm 2019 tình hình kinh tế thế giới sẽ có nhiều biến động.

“Với tình hình của nền kinh tế thế giới và Việt Nam, tín dụng cho thị trường bất động sản cũng sẽ ảnh hưởng. Ngoài ra, việc hạn chế huy động vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 45% xuống còn 40% cũng ảnh hưởng đến thị trường bất động sản. Những ngày vừa qua, hầu hết ngân hàng đã tăng lãi suất nhằm cơ cấu lại nguồn huy động vốn”, ông Hiếu cho hay.

Cũng theo ông Hiếu, hệ số cho tín dụng bất động sản ở mức 200% là vẫn cao. Đây là lĩnh vực có nhiều rủi ro và yêu cầu các ngân hàng phải cẩn thận. Với những định hướng và quy định đó, thị trường bất động sản sẽ bị tác động.

{keywords}
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính Ngân hàng, năm 2019, việc Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng bất động sản và chứng khoán là rất hợp lý.

“Ngân hàng Nhà nước đưa công văn yêu cầu các ngân hàng rà soát tín dụng bất động sản để báo cáo cho chính xác. Tín dụng bất động sản chiếm tỷ trọng 7,5% trong ngành ngân hàng. Tôi nghĩ cao hơn nhiều. Năm 2019, việc Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng bất động sản và chứng khoán là rất hợp lý. Các ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại phải cẩn trọng để tốt cho thị trường bất động sản được thanh lọc” – vị chuyên gia Tài chính Ngân hàng nhận định.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV đưa ra những con số thống kế: Năm 2017, tín dụng chung của các tổ chức hệ thống tín dụng tăng 18,2%, cho vay bất động sản tăng 8%. Dự báo năm 2018 tín dụng chung tăng khoảng 15%, tín dụng bất động sản tăng khoảng 10%.

“Trong 11 tháng năm 2018, dòng vốn nước ngoài khoảng 6,5 tỷ USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Đăng ký vào bất động sản chiếm khoảng 33% vốn đăng ký mới, đứng thứ 2 trong các ngành. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng đã chủ động phát hành trái phiếu, không còn lệ thuộc quá nhiều vào hệ thống ngân hàng khi thiếu nguồn vốn, đây là tín hiệu tích cực. Về xu thế của năm 2019 nhận định thị trường bất động sản vẫn phát triển tích cực nhưng chất lượng hơn” - ông Lực đánh giá.

Với nguồn vốn cho bất động sản, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay: Nếu luồng vốn FDI dồn vào Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội, nhưng cũng kèm theo những thách thức. Nên chúng ta phải biết tận dụng cơ hội hay lại bỏ phí. Tôi không nói tín dụng là yếu nhưng phải nói tiền tiết kiệm trong dân không ai biết có bao nhiêu, nếu nguồn đó bỏ ra để mua bất động sản trong tương lai thì phải nói có rất nhiều tiềm năng.

“Về tín dụng, tôi cho rằng vay tín dụng ở Việt Nam vẫn cao quá so với các nước. Tín dụng đương nhiên vẫn cần phải có nhưng mặt quản lý thì phải xem xét. Quản lý của ta còn yếu. Cơ chế thế chấp để vốn hóa bất động sản cũng có vấn đề. Giao dịch bất động sản trong tương lai dù có cơ chế bảo lãnh nhưng vẫn còn nhiều vấn đề. Hai vấn đề này cần tính thực tiễn cao hơn để tránh rủi ro cho người dân”- ông Võ nêu ý kiến.

Bất động sản 2019: Điều gì đang chờ?

Theo GS Đặng Hùng Võ, Nếu nhìn 2017, thấy 2018, thị trường bất động sản tốt hơn thì theo đó, năm 2019 có thể đánh giá cũng tốt hơn. Ông Võ cho rằng, phân khúc nhà ở có chuyển động tốt nhưng cần sự điều chỉnh về mặt chính sách, hướng phát triển, nhất là cần phát triển các dự án, sản phẩm nhà ở giá không thấp nhưng có thể giãn khoảng cách trả để người dân có thêm điều kiện mua. Hay việc bán nhà ở cho người nước ngoài, theo ông Võ cũng phải có những chính sách thay đổi tránh tình trạng người nhiệt tình thì không dám, người dám lao vào mà chúng ta không chào đón. 

{keywords}
Dự báo năm 2019, nguồn cung thị trường bất động sản sẽ dồi dào giá không có khả năng tăng đột biến. 

Nhận định về thị trường bất động sản trong năm 2018, ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch VNREA cho rằng, năm 2018 có thông tin thị trường sụt giảm theo chu kỳ, rục rịch tăng thuế bất động sản… tuy nhiên, theo thống kê của VNREA, thị trường vẫn tiếp tục ổn định, nguồn cung tăng so với năm 2017. Riêng thị trường TP. Hồ Chí Minh có giảm đôi chút vì đặc thù riêng của năm nay.

Một điều đặc biệt là những năm trước, thị trường bất động sản tập trung vào 2 khu vực Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh nhưng năm nay, các khu vực xung quanh có khởi sắc. Điển hình là Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ... đều phát triển.

Cùng đó, tỷ lệ giao dịch thành công trải đều ở tất cả các phân khúc: bình dân, cao cấp thậm chí siêu cao cấp, đặc biệt là ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Giá nhà ở không có biến động lớn. Có hiện tượng sốt đất nền xung quanh Tp. Hồ Chí Minh hay Bắc Hà Nội (Đông Anh, Gia Lâm) và một số khu vực dự định trở thành đặc khu kinh tế nhưng đã được giải quyết kịp thời, không ảnh hưởng đến thị trường.

Đối với dự báo thị trường 2019, ông Hà cho rằng, nguồn cung dồi dào, tập trung vào các dự án lớn kiểu những thành phố thu nhỏ với dịch vụ đầy đủ, hạ tầng đồng bộ sẽ là xu hướng dẫn dắt thị trường. Mặc dù các dự án nhỏ lẻ ở những khu vực khác sẽ rất khó cạnh tranh siêu dự án lớn đồng bộ nhưng đó cũng chính là xu hướng tất yếu để đô thị gọn gàng hơn.

Thêm một điểm sáng của năm 2019 được dự báo là phân khúc bất động sản công nghiệp. Đây là làn sóng mới tại Việt Nam. Việc phát triển các khu công nghiệp phải đồng bộ hơn để thu hút nước ngoài. Các nhà đầu tư cũng phải quan tâm đến nhà ở thương mại để đáp ứng các khu công nghiệp và đây sẽ là một trong những phân khúc còn nhiều dư địa phát triển.

Nhận định về giá bất động sản năm 2019, vị này cho rằng, do nguồn cung dồi dào giá sẽ không có khả năng tăng giá đột biến, thị trường ổn định. Cơ cấu hàng hóa sẽ phù hợp với khả năng của thị trường, nhất là khả năng chi trả của người dân.

Hồng Khanh

Siết chặt tín dụng vào bất động sản, BT giao thông

Siết chặt tín dụng vào bất động sản, BT giao thông

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông;… trong những tháng cuối năm 2018.

Đại gia ngao ngán, condotel ế chỏng chơ chờ giảm giá

Đại gia ngao ngán, condotel ế chỏng chơ chờ giảm giá

Dự báo về phân khúc condotel trong những tháng cuối năm và sang năm 2019, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho rằng, condotel sẽ tiếp tục xu thế chững lại và giá cả hợp lý hơn.

Những cuộc “tháo chạy” của giới đầu cơ đất nền năm 2018

Những cuộc “tháo chạy” của giới đầu cơ đất nền năm 2018

Ôm hàng chục lô đất với kỳ vọng chốt lời cao nhưng khi thị trường đất nền có dấu hiệu chững lại, nhiều nhà đầu cơ, lướt sóng ồ ạt cắt lỗ, tháo chạy khỏi thị trường.

Căn hộ siêu sang ì ạch thoát hàng, đại gia ôm tiền rời Hà Nội?

Căn hộ siêu sang ì ạch thoát hàng, đại gia ôm tiền rời Hà Nội?

Phân khúc căn hộ hạng sang tại Hà Nội đang gặp khó về thanh khoản, tỷ lệ hấp thụ.