- Năm 2017 Ngân hàng Chính sách Xã hội đã sẵn sàng cho vay nhà ở xã hội với nguồn vốn đề xuất là 1 nghìn tỷ đồng.

{keywords}

Ông Nguyễn Văn Lý, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội. Ảnh: chinhphu.vn

Năm 2016 ghi dấu ấn lớn của Ngân hàng chính sách Xã hội trong chặng đường sát cánh cùng người nghèo với nguồn tín dụng cho vay mới lớn nhất từ trước đến nay. Vậy trong hành trình tiếp theo của năm 2017, ngân hàng này sẽ có những hoạt động gì để tiếp tục duy trì và phát huy những thành quả đó.

Những chia sẻ dưới đây của ông Nguyễn Văn Lý, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội với phóng viên BNEWS/TTXVN sẽ làm rõ vấn đề này.

Thưa ông, ông có thể điểm lại một cách khái quát những kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội trong năm 2016?

- Năm 2016 là năm thứ 15 hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Đây là năm có bước chuyển nổi bật, có chỗ đứng vững vàng trên cả mọi mặt hoạt động nghiệp vụ, chiều sâu phục vụ và vững vàng trên cả là công cụ của Chính phủ tham gia an sinh xã hội.

Điểm nổi bật nhất của năm 2016 là chúng tôi đã thực hiện tốt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 10% của Chính phủ, góp phần tích cực thực hiện các chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị tại cơ sở.

Năm 2016 cũng là năm có nguồn tín dụng cho vay mới lớn nhất từ trước đến nay, tăng hơn 6 nghìn tỷ so với năm 2015. Theo đó, đã giúp cho hơn 2,3 triệu lượt hộ chính sách được vay vốn mới, trên 490 nghìn hộ thoát nghèo, 170 nghìn lao động có việc làm…

2016 cũng là một năm đầy sự phấn đấu về công tác huy động vốn. Nổi bật là trong năm qua chúng tôi đã mở ra kênh huy động vốn mới là huy động tại các điểm giao dịch xã. Gần cuối năm mới mở dịch vụ này mà đã thu được gần 350 tỷ đồng. Đây là kênh huy động vốn mới, hứa hẹn nhiều kết quả cao, hỗ trợ cho công tác nguồn vốn.

Trong năm qua có nhiều thiên tai nhưng ngân hàng đã tổ chức ứng phó kịp thời; động viên và thị sát chỉ đạo nắm chắc thiệt hại của người vay vốn để xử lý nợ theo quy trình đồng thời bổ sung vốn khôi phục sản xuất.

Đã xử lý rủi ro hơn 40 nghìn món vay của người vay vốn bị thiệt hại. Chất lượng tín dụng tiếp tục được củng cố và nâng lên. Hiện nợ quá hạn chỉ 0,34%; nợ khoanh 0,41%; tổng nợ xấu là 0,75%, giảm 0,03% so với năm trước.

Vậy trong năm 2017 này Ngân hàng Chính sách Xã hội sẽ chú trọng triển khai những hoạt động nào, thưa ông?

- Năm 2017, Ngân hàng Chính sách Xã hội được giao tăng trưởng tín dụng 8%, tương đương 11,3 nghìn tỷ đồng. Chúng tôi phấn đấu thu nợ khoảng 45 nghìn tỷ đồng, cộng với một số nguồn vốn chỉ định khác và của địa phương chuyển sang, tính ra tổng vốn cho vay là 58,3 nghìn tỷ đồng.

Đây được dự kiến là năm có lượng tín dụng phát ra lớn so với các năm trước, dự kiến tăng 5,1 nghìn tỷ đồng so với 2016.

Để thực hiện nhiệm vụ này, đảm bảo phục vụ hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách là nhiệm vụ nặng nề, nên năm 2017 sẽ là năm Ngân hàng Chính sách Xã hội tập trung khai thác nguồn vốn tại điểm giao dịch xã để tạo vốn cho các nguồn khác; tạo ra kênh huy động vốn mới gắn với hoạt động của ngân hàng tại địa bàn cấp xã.

Việc huy động vốn tại các xã sẽ được triển khai trước mắt ở các nơi có dân cư thu nhập cao, theo chiến lược “vết dầu loang”. Đối với những xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa thì ngân hàng thực hiện việc thu tiền gửi ngay tại nhà. Ngân hàng uỷ thác cho tổ trưởng tiết kiệm thu tại nhà.

Cùng với đó, Ngân hàng Chính sách Xã hội sẽ cùng chính quyền cấp uỷ, tổ nhóm đoàn thể quay vòng tốt vốn tín dụng, thu hồi tốt nợ để tạo nguồn cho vay mới, giúp cho người dân trả nợ được vốn Chính phủ. Sẽ ưu tiên phân bổ vốn cho hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo; các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, khó khăn; vùng có thiệt hại về thiên tai.

Và một điểm nữa là năm 2017 Ngân hàng Chính sách Xã hội sẵn sàng cho vay nhà ở xã hội. Chúng tôi chỉ đợi Chính phủ chỉ đạo là triển khai. Kế hoạch xây dựng nguồn vốn cho chương trình này đề xuất cho năm 2017 là 1 nghìn tỷ đồng.

{keywords}

Ngân hàng Chính sách Xã hội dự kiến dành 1 nghìn tỷ đồng cho chương trình cho vay mua nhà ở xã hội năm 2017. Ảnh: Quách Lắm-TTXVN

Liên quan đến câu chuyện triển khai gói hỗ trợ nhà ở xã hội, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã và đang triển khai như thế nào? Có sự khác biệt nào giữa việc cho vay nhà ở xã hội giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội với các ngân hàng thương mại khác, thưa ông?

- Hiện chưa có vốn nhưng đây là chương trình lớn, đặc trưng của giai đoạn mới của chính sách xã hội. Ngân hàng đã tổ chức nghiên cứu, lấy ý kiến, ban hành nghiệp vụ hướng dẫn cho vay nhà ở xã hội.

Trong nội bộ ngân hàng đã thực hiện chấn chỉnh, tập huấn quy trình nghiệp vụ, hệ thống phần mềm… để đảm bảo phục vụ tốt hoạt động. Ngân hàng đã “đón đầu” trong việc xây dựng quy trình nghiệp vụ cho vay vừa phát huy được kinh nghiệm quản lý tín dụng của các chương trình cũ; bài học vào chương trình này để có những đổi mới hơn.

Chương trình nhà ở xã hội được chúng tôi coi là chương trình trọng tâm của an sinh xã hội trong thời gian tới. Nếu được cho vay nhà ở xã hội thì sẽ dựa vào nguồn vốn cấp để cho vay, giống như các chương trình nhà hộ nghèo, nhà lụt bão… là các chương trình Chính phủ chỉ định.

Ai cũng được cho vay nhà ở xã hội. Tuy nhiên, Chính phủ làm ở mức độ nhất định và giao Ngân hàng Chính sách Xã hội triển khai cho vay tới các đối tượng cán bộ có thu nhập không phải chịu thuế thu nhập, công nhân viên quốc phòng, lực lượng vũ trang, người nghèo thành thị… Ngoài việc bình xét ban đầu dựa vào các tổ chức đoàn thể sẽ tiếp tục xét theo nghiệp vụ ngân hàng.

Chúng tôi cũng chỉ duyệt cho vay những dự án nhà ở xã hội đã được Bộ xây dựng phê duyệt.

Nhiều ý kiến cho rằng chương trình tín dụng cho học sinh sinh viên hiện nay không còn phù hợp, có đề nghị tăng mức cho vay trong khi một số địa phương phản ánh là thu nợ khó, điều này có mâu thẫn không, thưa ông?

- Đúng là chương trình cho vay học sinh sinh viên hiện nay có nhiều điểm không phù hợp và đang được tính toán lại. Tín dụng sinh viên có đặc trưng là ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái, việc làm ảnh hưởng; số lượng học sinh giảm; mức cho vay không phù hợp nữa.

Trước đây từ năm 2007 mức cho vay đạt 66% tổng chi phí của học sinh sinh viên nhưng hiện nay mức cho vay chỉ đáp ứng 33% nhu cầu. Vì thế sinh viên vay vốn không đủ trang trải.

Tuy nhiên đây vẫn là chương trình có nhiều thành công. Thực tế thu nợ tín dụng chương trình này vẫn tốt. Năm 2016 tín dụng sinh viên thu nợ trên 5 nghìn tỷ đồng; nợ quá hạn 0,5%./.

Xin cảm ơn ông!

Theo BNEWS/TTXVN

Tin vui cho người dân vay tiền mua nhà ở xã hội

Tin vui cho người dân vay tiền mua nhà ở xã hội

Mức lãi suất người vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà là 5%/năm áp dụng trong năm 2016 và năm 2017.

‘Rót’ gần 100.000 tỷ đồng xây nhà ở xã hội

‘Rót’ gần 100.000 tỷ đồng xây nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, trong các năm qua, có 370 dự án nhà ở xã hội (NOXH) đã và đang được xây dựng với tổng vốn đầu tư gần 100.000 tỷ đồng.

Chính sách nhà ở xã hội đang bị trục lợi

Chính sách nhà ở xã hội đang bị trục lợi

Theo ông Nguyễn Sỹ Cương – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, chính sách nhà ở xã hội trên thực tế “đang bị bóp méo và trục lợi”…

Hãi hùng nhà ở xã hội “chuông reo là… chạy”

Hãi hùng nhà ở xã hội “chuông reo là… chạy”

Áp lực tiến độ bàn giao nhà cho khách hàng đã kí kết, nhiều chủ đầu tư đã “nhắm mắt, làm liều” giao nhà khi cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) chưa nghiệm thu…

Mua nhà ở xã hội, tỷ lệ "chọi" cao hơn thi đại học

Mua nhà ở xã hội, tỷ lệ "chọi" cao hơn thi đại học

Tại dự án nhà ở xã hội Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội), dù chỉ có rất ít căn hộ bán cho đối tượng thu nhập thấp nhưng có tới hơn 400 hồ sơ.