Ban công với đủ loài hoa hồng, đủ sắc màu, đủ hương thơm của anh Liêm ở Yên Bái khiến ai một lần ngắm nhìn cũng thấy mê mẩn.

{keywords}

Ngôi nhà nhỏ xinh của anh Liêm ở Yên Bái luôn ngập tràn sắc màu của hoa lá, cỏ cây khiến bất kỳ ai đi ngang qua nhà anh đều phải dừng lại để ngắm nhìn những cành hồng nở rực rỡ với nụ chi chít đang tỏa sắc hương dưới ánh nắng vàng. Tuy bận rộn với công việc kinh doanh nhưng mỗi khi rảnh rỗi, anh đều dành thời gian cho niềm đam mê hoa hồng của mình, mang đến cho không gian sống của gia đình mình vẻ đẹp lãng mạn, ngọt ngào và thơm ngát của những bông hồng khoe sắc hương mỗi ngày.

{keywords}

Để có được vườn hồng như hiện tại, anh Liêm đã mất khá nhiều thời gian để chăm sóc, chọn lựa các giống hồng yêu thích, tìm hiểu cách trồng và chăm để hồng được tươi tốt, nở đẹp duyên dáng ở ban công nhà mình.

{keywords}

Về chậu trồng hồng, anh Liêm lưu ý nên lót dưới chậu bằng miếng than tổ ong hoặc than củi để không bị đọng úng, rễ cây sẽ thối. Hồng ưa nước nhưng không chịu được ngập úng, nếu chậu bị đọng nước cây sẽ dễ bị thối thân hoặc sinh nấm bệnh, giảm sức đề kháng dẫn đến suy yếu và chết.

{keywords}

Chia sẻ bí quyết chăm sóc vườn hồng trên ban công của mình, anh Liêm cho hay, sau một thời gian trồng, có thể pha loãng Atonick - chất kích thích ra rễ ra chồi của Nhật để tăng cường đề kháng. Tiếp đó sau 10 nên phun hoặc tưới phân đầu trâu 501 để kích thích bộ rễ cho cây. Nếu muốn ra hoa và hoa đẹp thì nên phun tưới 701 và 901, kết hợp tưới phân cá nhằm kích thích chồi mầm. Và khoảng 3 tháng thì bổ sung thêm phân chuồng. Vì trồng hoa ở ban công để ngắm, nên khi phát hiện sâu bệnh, anh thường dùng dung dịch gừng, tỏi, ớt xịt trực tiếp cho cây.

{keywords}

Theo anh, một yếu tố rất quan trọng khi chăm sóc hồng là phải thường xuyên giữ cho cây hồng “sạch”, phải thường xuyên cắt tỉa lá già, các cành yếu và cả các hoa tàn để tập trung sức nuôi cây. Đặc biệt, phải thường dọn sạch bề mặt đất bên dưới gốc hồng, không để rác lá hình thành bởi đó cũng là một trong những nguyên nhân ủ mầm bệnh cho cây.

{keywords}

Bên cạnh đảm bảo đủ dinh dưỡng, hoa hồng cần đủ độ ẩm, đủ nước. Anh Liêm thường tưới nước vào buổi sáng khoảng từ 7-8 giờ, hoặc chiều lúc 5 giờ. Theo anh, cần tưới một lượng nước vừa phải sao cho đất đủ độ ẩm trong suốt cả ngày. Nếu để thừa nước cây sẽ dễ sinh nấm, đen thân và hỏng cây. Thiếu nước khiến đất cằn cỗi, khô cháy lá, dễ khiến cây bị trĩ vì vậy tưới nước vừa đủ là yếu tố rất quan trọng.

{keywords}

Anh Liêm tâm sự: "Trồng hồng luôn cần nhiều thời gian chăm sóc và tình yêu, niềm đam mê. Vì thế, mỗi ngày dù bận rộn với trăm công nghìn việc, mình vẫn giành thời gian để chăm sóc cho từng gốc hồng của mình. Khi hoa nở rực rỡ cũng là lúc mình cảm thấy bao công sức, vất vả được đền đáp, ngắm hồng luôn khiến lòng mình cảm thấy bình yên đến lạ." Bởi yêu hồng và có những bí quyết riêng nên vườn nhà anh hồng luôn tươi tốt, sai hoa.


{keywords}

Theo Dân Việt

10 tuyệt chiêu bày trí nhà cửa ‘đánh lừa thị giác’ dành cho những căn phòng nhỏ

10 tuyệt chiêu bày trí nhà cửa ‘đánh lừa thị giác’ dành cho những căn phòng nhỏ

Không gian sống nhỏ không phải là nhược điểm nếu biết cách bày trí.

Những mẫu thiết kế tủ bếp vừa đẹp vừa hiện đại mà ai cũng muốn sắm

Những mẫu thiết kế tủ bếp vừa đẹp vừa hiện đại mà ai cũng muốn sắm

Tủ bếp đẹp, hài hòa và tiện lợi sẽ khiến căn nhà thêm sang và đẹp hơn, các bà nội trợ cũng sẽ có "cảm hứng" vào bếp hơn rất nhiều.