Trong thời gian qua liên tục đã xảy ra những vụ cháy, đặc biệt là những vụ cháy trong nhà cao tầng, để lại hậu quả nghiêm trọng. Nguyên nhân là hầu hết nhà cao tầng trong thành phố đều xây bịt kín, không có lối thoát hiểm và người dân còn thiếu kỹ năng thoát hiểm trong những tình huống này.

Một số kỹ năng thoát hiểm cơ bản do các cán bộ chuyên môn chia sẻ trong video có thể sẽ hữu ích với mọi người.

Mời các bạn xem Clip:


Theo chiến sĩ cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy Huỳnh Quang Tâm, trong các vụ hỏa hoạn, đa phần nạn nhân tử vong vì nghẹt thở do khói nhiều hơn là bỏng hay chết cháy. Do đó nguyên tắc đầu tiên là quan sát thật kỹ, tìm mọi cách di tản ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt và tri hô để mọi người ứng cứu.

Theo ông Tâm, khi bị "bà hỏa" tấn công, mọi người thường hoảng loạn và có rất ít thời gian để suy nghĩ. Chính tâm lý đó khiến nạn nhân không đủ tỉnh táo để quan sát tìm ra lối thoát hiểm.

Nhân viên cứu hộ này khuyên, yếu tố quan trọng để con người thoát khỏi đám cháy là bình tĩnh và nhanh nhẹn thực hiện theo đúng phương pháp, kỹ năng thoát nạn để xử lý các tình huống xảy ra. Phải tuân thủ nguyên tắc cúi thấp người khi di chuyển vì khói luôn bay lên cao. Đôi lúc, cần bò dưới sàn nếu lượng khói tập trung nhiều, để tránh ngạt rồi thoát ra ngoài.

{keywords}

Cần phải tuân thủ nguyên tắc cúi thấp người khi di chuyển để tránh hít phải khói độc. (Ảnh minh họa)

“Trong cơn hỏa hoạn, tuyệt đối không sử dụng thang máy làm lối thoát nạn. Vì khi xảy ra hỏa hoạn có thể nguồn điện bị ngắt, bạn sẽ bạn kẹt trong đó. Lưu ý hãy sử dụng cầu thang bộ hay theo lối đèn có chữ “EXIT” – lối ra để thoát nạn. Đồng thời trên đường đi, hãy báo cho hàng xóm hoặc những người khác ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy ra - Đại tá Ngô Văn Xiêm, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy cho biết.

Nếu phải băng qua lửa thì hãy dùng chăn, áo thấm nước ướt trùm lên người. Bò hoặc đi khom người di chuyển trong vùng có nhiều khói. Nếu có điều kiện, hãy dùng khăn thấm nước để bịt lên mũi, giúp hạn chế hít phải khí độc.

{keywords}

Trùm chăn ướt, bịt mũi để tránh ngạt khói (Ảnh: VietNamNet)

Muốn thoát ra khỏi đám lửa, dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên người và chạy nhanh ra ngoài, tránh để lửa bén vào trang phục.

Nếu bị lửa làm cháy quần áo, phải ngưng chuyển động, che mặt, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt. Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm. Không nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước vì nước có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động.

Lưu ý: nếu phải mở cửa hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở (bằng cách sờ tay vào cửa). Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở. Khi mở cửa nên tránh mặt, né người sang một bên đề phòng lửa tạt và tránh tổn thương do hiện tượng chênh lệch áp suất.

{keywords}

Nếu không thể tự thoát khỏi đám cháy, hãy tìm sự trợ giúp từ bên ngoài (Ảnh: Ohay TV)

Khi thấy khói ở cầu thang hoặc mở cửa buồng thang có khói, hãy tìm cầu thang bộ hoặc cửa vào buồng thang bộ khác gần đó. Trường hợp toàn bộ đều có khói, hãy trở về căn hộ của mình, dùng điện thoại gọi 114 thông báo đang ở phòng số mấy của tòa nhà đang cháy. Bên cạnh đó, cần dùng khăn nhúng nước, chèn kín vào khe cửa căn hộ. Sau đó ra cửa sổ, ban công (ra hẳn ngoài ban công, đóng cửa ban công lại), dùng khăn, vải, áo sáng màu (màu đỏ là tốt nhất) vẫy và cầu cứu.

Mới đây, cơ quan Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội đã đưa ra danh sách 79 công trình nhà chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng. Do đó người dân sống tại các chung cư cao tầng cần phải nâng cao hơn nữa kỹ năng thoát hiểm khi chẳng may chung cư bị "bà hỏa" ghé thăm.

Khuê Minh (tổng hợp)

Dân chung cư nơm nớp... lo cháy

Dân chung cư nơm nớp... lo cháy

Chưa bao giờ chuyện cháy nhà, cháy chung cư rồi cháy quán karaoke xảy ra như... cơm bữa như hiện nay. Thực trạng ấy khiến người sống trong căn hộ cao cấp cho tới người sống tại một khu nhà ở xã hội đều nơm nớp lo sợ.

Giám đốc cảnh sát phòng cháy 'lên tiếng' về nguy cơ cháy chung cư

Giám đốc cảnh sát phòng cháy 'lên tiếng' về nguy cơ cháy chung cư

Để đối phó với cơ quan chức năng, nhiều khu chung cư cũng trang bị các thiết bị PCCC nhưng cũng chỉ để “trưng bày”

Chung cư ‘đại gia điếu cày’ dễ cháy là do… người dân?!

Chung cư ‘đại gia điếu cày’ dễ cháy là do… người dân?!

“Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến các công trình nhà ở của DNTN xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên không đạt yêu cầu an toàn, phòng chống cháy nổ như danh sách của cảnh sát PCCC là do... cư dân vào ở nhanh và quá đông”

Hà Nội: "Điểm mặt" 79 nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC

Hà Nội: "Điểm mặt" 79 nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC

Theo kết quả rà soát, thống kê, tính đến ngày 31-5-2017, toàn thành phố Hà Nội còn 79 công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng.