Hà Nội yêu cầu Sở Tài Nguyên và Môi trường (TNMT) thành lập đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra, kiểm tra 21 dự án bỏ hoang đất, chậm triển khai, có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai tại địa bàn 7 quận, huyện: Mê Linh, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Hoài Đức.

Thanh, kiểm tra 21 dự án trên địa bàn 7 quận

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Thường trực HĐND TP tại phiên giải trình tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP.Hà Nội.

Theo kế hoạch này, đáng chú ý, thành phố yêu cầu Sở TNMT lập đoàn thanh tra tiến hành thanh tra, kiểm tra 21 dự án trên địa bàn 7 quận, huyện: Mê Linh (4 dự án), Hoàng Mai (2 dự án), Thanh Xuân (3 dự án), Bắc Từ Liêm (2 dự án), Nam Từ Liêm (3 dự án), Hà Đông (4 dự án), Hoài Đức (3 dự án); rà soát việc khắc phục, xử lý dứt điểm vi phạm tại 89 dự án đã được đoàn giám sát của HĐND TP kiến nghị nhưng chưa khắc phục, xử lý.

Hà Nội yêu cầu báo cáo kết quả trong tháng 12/2018.

21 dự án thành phố yêu cầu thanh kiểm tra trong đó có không ít dự án của nhiều “ông lớn” bất động sản “ôm đất xí phần” chậm triển khai hơn 10 năm.

Dự án khu đô thị Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm) của Tổng Công ty phát triển nhà và đô thị (HUD) chậm triển khai 16 năm; Khu đô thị Văn La (quận Hà Đông) của Công ty cổ phần đầu tư phát triển Sông Đà Sudico rộng 10,6 ha chậm tiến độ 11 năm.

Một loạt dự án chậm 10 năm như Dự án Làng Việt cổ Hoài Đức ở La Phù (huyện Hoài Đức) do Tổng Công ty Đầu tư xây dựng và thương mại HSTC làm chủ đầu tư, rộng 23,4 ha; Dự án Thanh Lâm (huyện Mê Linh); Dự án khu đô thị AIC Mê Linh tại xã Tiền Phong (huyện Mê Linh) của Công ty CP Bất động sản AIC rộng tới 94 ha...

{keywords}
Phối cảnh Dự án khu đô thị Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm) của Tổng Công ty phát triển nhà và đô thị (HUD) chậm triển khai 16 năm trong danh sách 21 dự án Hà Nội yêu cầu thanh, kiểm tra.

Hay Dự án Tòa tháp thiên niên kỷ Hà Tây (HaTay Millennium) do Công ty TSQ Việt Nam làm chủ đầu tư, nằm tại quận Hà Đông. TSQ Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 4/3/2008. Đến tháng 7/2008, UBND tỉnh Hà Tây có quyết định số 2328/QĐ-UBND thu hồi 5.996,65 m2, chuyển mục đích và giao 5.607m2 cho Công ty thực hiện Dự án Khu tòa tháp thiên nhiên kỷ Hà Tây. Tiến độ dự án từ quý 1/2008 đến quý 4/2011.

Tuy nhiên, dự án rơi vào cảnh chậm triển khai. “Dự án chậm triển khai do quá trình nghiên cứu lập dự án chủ đầu tư đề nghị thành phố cho điều chỉnh từ 29 lên 45 tầng” – báo cáo của HĐND TP cho hay.

Tháng 9 ban hành quyết định thu hồi 55 dự án

Cũng theo kế hoạch ban hành, UBND TP.Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Hà Nội chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, rà soát 161 dự án có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai; trên cơ sở đó, hoàn tất hồ sơ xử lý theo quy định, trình UBND TP ban hành quyết định thu hồi đối với những dự án vi phạm quy định của Luật Đất đai chưa khắc phục; báo cáo UBND TP đưa ra khỏi danh mục với các dự án đã triển khai theo tiến độ và khắc phục xong vi phạm.

Đồng thời, phải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trình UBND TP.Hà Nội trong tháng 9/2018 ban hành các quyết định thu hồi quyết định giao đất, cho thuê đất đối với 8 dự án Sở kiến nghị thu hồi và 47 dự án theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.

{keywords}
Dự án Tòa tháp thiên niên kỷ của Công ty TSQ Việt Nam trong danh sách dự án Hà Nội yêu cầu thanh, kiểm tra, chậm triển khai là do quá trình nghiên cứu lập dự án chủ đầu tư đề nghị thành phố cho điều chỉnh từ 29 lên 45 tầng.

UBND TP cũng yêu cầu xác định rõ trách nhiệm của UBND các quận, huyện, thị xã; sở, ngành và các đơn vị liên quan trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm các dự án có sử dụng đất chậm triển khai.

Thực hiện nghiêm việc thu hồi đất, chấm dứt thực hiện dự án tại các dự án không triển khai, để hoang hóa lâu ngày, chủ đầu tư không bảo đảm năng lực thực hiện dự án, vi phạm các quy định của Luật Đất đai để lập phương án sử dụng theo quy hoạch, quy định và bảo đảm hiệu quả sử dụng đất; đề xuất và có biện pháp khắc phục những bất cập về cơ chế, chính sách trong công tác quản lý sử dụng đất đai không còn phù hợp…

Ngoài ra, UBND TP.Hà Nội cũng giao Cục Thuế Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở TNMT, Sở Tài chính kiểm tra, rà soát việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất của các chủ đầu tư dự án.

Trong quý 3/2018, phải kiểm tra, xử lý nghiêm chủ đầu tư 90 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện dứt điểm; yêu cầu chủ đầu tư 80 dự án đã được giao đất sau đó điều chỉnh quy hoạch, đã xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung khẩn trương thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Không thiếu tiền ‘ông lớn’ bất động sản vẫn ôm ‘đất vàng’ bỏ hoang giữa Thủ đô

Đó là vấn đề được các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đặt ra ngay trong phiên giải trình về việc quản lý dự án vốn ngoài ngân sách chậm triển khai, vi phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội (ngày 13/8) vừa qua.

Theo các đại biểu nhiều chủ đầu tư dự án liên tục đề nghị điều chỉnh quy hoạch để lợi dụng, chậm đưa đất dự án vào triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt có những khu “đất vàng” bỏ quên nhiều năm của “ông lớn” bất động sản.

{keywords}

Lô “đất vàng” 31-33-35 Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm) của Tập đoàn T&T, rộng 2.200m2 được chủ đầu tư bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng mua lại từ các hộ dân và xin xây dựng văn phòng cao 13-15 tầng tại đây, nhưng vượt chiều cao tối đa được cho phép đối với khu vực này chưa thể khởi công.

Như khu “đất vàng” 31-33-35 Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm) của Tập đoàn T&T, rộng 2.200m2 có tới 3 mặt tiền Lý Thường Kiệt - Hàng Bài - Vọng Đức cũng là một trong những lô “đất vàng” lâu nay quây tôn không triển khai dự án hay ô “đất vàng” 94 Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng) từng thuộc Tổng công ty Rượu Hà Nội và Dệt Kim Đông Xuân nhưng đến nay khu đất chưa triển khai.

Hồng Khanh

Không thiếu tiền ‘ông lớn’ bất động sản vẫn ôm ‘đất vàng’ bỏ hoang giữa Thủ đô

Không thiếu tiền ‘ông lớn’ bất động sản vẫn ôm ‘đất vàng’ bỏ hoang giữa Thủ đô

Trên địa bàn Thành phố Hà Nội có những khu “đất vàng” bỏ quên nhiều năm của “ông lớn” bất động sản.

Hà Nội thu hồi 22 dự án, điểm mặt nhiều ‘ông lớn’ ôm đất rồi bỏ hoang

Hà Nội thu hồi 22 dự án, điểm mặt nhiều ‘ông lớn’ ôm đất rồi bỏ hoang

Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) Hà Nội công bố danh sách 22 đơn vị đã có quyết định thu hồi đất do vi phạm về đất đai và đang làm thủ tục nhận bàn giao và giải phóng mặt bằng.

Sắp công khai 47 dự án thuộc diện thu hồi ở Hà Nội

Sắp công khai 47 dự án thuộc diện thu hồi ở Hà Nội

HĐND thành phố Hà Nội đề nghị UBND thành phố công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách 47 dự án đủ điều kiện thực hiện thu hồi trong thời gian tới.

KĐT Kim Chung – Di Trạch: Quy hoạch hoành tráng để…trồng cỏ gần thập kỷ

KĐT Kim Chung – Di Trạch: Quy hoạch hoành tráng để…trồng cỏ gần thập kỷ

Từng được kỳ vọng sẽ là một khu đô thị hoành tráng phía Tây Hà Nội nhưng sau 8 năm khởi công dự án này vẫn đắp chiếu hàng nghìn tỷ đồng của giới đầu cơ chôn trong đất hoang vu cỏ dại.