Cho đến nay, 120 công nhân yêu cầu Samsung bồi thường. Trong số đó, 59 người đã nhận một khoản tiền không được tiết lộ và đồng ý không theo đuổi hành động pháp lý chống lại Samsung.

Báo Tri thức trực tuyến dẫn thông tin từ trang tin Seattlepi, giữa năm 2014, Samsung cho biết, họ sẵn sàng thỏa thuận với những người chỉ trích điều kiện an toàn ở nơi làm việc của công nhân. Dù chưa thừa nhận mối liên hệ giữa các chất hóa học được sử dụng trong nhà máy bán dẫn và bệnh ung thư, hãng điện tử Hàn Quốc đã xin lỗi và hứa sẽ hỗ trợ tài chính cho những lao động nhiễm bệnh.

Tuyên bố của Samsung là động thái tích cực khi gia đình công nhân và các nhà hoạt động đã mất nhiều năm đấu tranh đòi bồi thường. Tình cảnh người lao động của hãng điện tử cũng thu hút giới truyền thông ở châu Âu và Mỹ - hai thị trường quan trọng đối với điện thoại thông minh cùng các sản phẩm khác của Samsung.

Tháng 12/2014, Samsung, người lao động và gia đình họ thống nhất, một nhóm gồm 3 chuyên gia sẽ làm trung gian trong vụ việc.

Tuy nhiên, hiện một vấn đề đã nảy sinh giữa Samsung và Banolim, nhóm vận động chủ yếu cho các công nhân nhiễm bệnh.

Hãng điện tử từ chối lời đề nghị của các nhà hòa giải về việc thành lập một tổ chức độc lập nhằm giám sát quá trình bồi thường nạn nhân cùng các biện pháp an toàn và phòng ngừa mà Samsung đang áp dụng tại các nhà máy.

Samsung từ chối đề nghị của nhóm hòa giải vì cho rằng việc lập một tổ chức độc lập chỉ mất thời gian và "kéo dài nỗi đau" của các công nhân, theo Baik Sooha, phó chủ tịch của Samsung.

Hãng điện tử cho biết sẽ trang trải chi phí chữa trị và hỗ trợ một khoản thu nhập cho người lao động nhiễm bệnh, gồm 26 loại.

{keywords}

Cho đến nay, 120 công nhân yêu cầu Samsung bồi thường. Trong số đó, 59 người đã nhận một khoản tiền không được tiết lộ và đồng ý không theo đuổi hành động pháp lý chống lại Samsung

Cho đến nay, 120 công nhân yêu cầu Samsung bồi thường. Trong số đó, 59 người đã nhận một khoản tiền không được tiết lộ và đồng ý không theo đuổi hành động pháp lý chống lại Samsung.

9 người khác chưa trả lời. 52 người còn lại không chấp nhận các đề xuất từ Samsung hoặc đang trong giai đoạn thương lượng.

Baskut Tuncak, báo cáo viên về nhân quyền của Liên Hợp Quốc cho biết hồi tháng 10 rằng, ông "đặc biệt lo ngại" về kế hoạch bồi thường của Samsung, đang diễn ra một cách bí mật.

Theo Tuncak, dường như yêu cầu của nạn nhân về chăm sóc sức khỏe và các chi phí khác đang bị lợi dụng hòng “phá vỡ” kế hoạch điều tra xem liệu các nhà máy của Samsung có thực hiện các biện pháp ngăn rủi ro sức khỏe cho người lao động hay không.

Tuy nhiên, Hwang Sang-gi, một thành viên sáng lập Banolim, cho rằng người lao động và gia đình họ sẽ không thỉnh cầu Samsung hỗ trợ về tài chính bởi điều đó làm xao lãng vấn đề quan trọng hơn là biện pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động.

“Nếu không có biện pháp ngăn chặn, người lao động sẽ vẫn nhiễm các bệnh hiếm gặp. Và khi đó, Samsung sẽ chỉ bồi thường”, ông Hwang nói.

Con gái của ông Hwang là Yu-mi đã qua đời năm 2007 ở tuổi 22 sau thời gian tiếp xúc với hóa chất tại nhà máy Giheung thuộc Samsung ở phía nam thủ đô Seoul.

Cái chết của Yu làm dấy lên sự lo ngại về điều kiện làm việc của công nhân trong các nhà máy Samsung nói riêng và ngành công nghiệp bán dẫn Hàn Quốc nói chung.

Quá trình tranh đấu của ông Hwang để tìm hiểu lý do khiến con gái qua đời từng là nguồn cảm hứng cho một bộ phim nổi tiếng được phát hành năm ngoái.

Hơn 200 công nhân tại các nhà máy bán dẫn và sản xuất màn hình LCD của Samsung mắc bệnh mãn tính đã liên lạc hoặc tìm sự giúp đỡ từ Banolim.

72 người trong số họ đã qua đời. Nhiều người mắc ung thư máu và thường ở độ tuổi 20 hoặc 30. Phần lớn họ làm việc tại Samsung từ những năm 1990 và 2000.

Trong nhiều năm qua, cơ quan giám sát hoạt động bảo hiểm cho các bệnh nghề nghiệp chỉ chấp nhận bồi thường cho 3 trường hợp nhiễm bệnh vì làm việc tại công ty bán dẫn.

Cơ quan này yêu cầu người đòi bảo hiểm phải chứng minh mối liên hệ rõ ràng giữa môi trường làm việc và căn bệnh của họ.

Tuy nhiên, điều này gần như là không thể đối với người lao động ở Samsung, một phần do công ty không tiết lộ tất cả hóa chất được dùng khi sản xuất.

Từ lâu, Hàn Quốc ca ngợi lợi ích kinh tế của các ngành công nghiệp bán dẫn, giúp nước này trở thành một trong những quốc gia giàu nhất châu Á.

Tuy nhiên, Hàn Quốc mới bắt đầu bàn về chi phí nhân lực và kinh tế đối với những công nhân nhiễm bệnh sau hoặc trong khi làm việc trên dây chuyền sản xuất con chip tại các nhà máy. Sản xuất con chip cần tới hàng trăm hóa chất, song không phải tất cả chúng đều được tiết lộ hoặc giám sát.

Trước đó, báo Vietnamnet dẫn thông tin, đầu tháng 8/2015, Samsung đã chính thức thừa nhận việc không đảm bảo an toàn cho môi trường làm việc của các công nhân tại nhà máy bán dẫn của công ty ở Hàn Quốc.

Một quỹ bồi thường trị giá lên đến 85,8 triệu USD đã được công ty Hàn Quốc thành lập nhằm hỗ trợ cho các nhân viên bị bệnh bạch cầu và một số bệnh hiểm nghèo khác do làm việc trong môi trường của nhà máy.

Theo điều tra của nhóm các nhà hoạt động Sharps thì có đến hơn 200 trường hợp công nhân của Samsung bị nhiễm bệnh sau khi làm việc tại nhà máy của công ty. Và đáng lo ngại hơn là đã có khoảng 70 người qua đời vì những căn bệnh mắc phải. Trước đó, một vụ rò rỉ khí gas tại nhà máy sản xuất của Samsung cũng đã dẫn đến trường hợp công nhân bị tử vong.

Trước các thông tin đã được chứng thực, Kwon Oh-hyun, CEO của Samsung đã phải "đăng đàn" xin lỗi nhằm xoa dịu tình hình, ông cho biết: "Chúng tôi nên giải quyết vấn đề trước đó nhưng đã không làm như vậy. Chúng tôi chân thành xin lỗi…".

Một phần của quỹ trên sẽ được gửi tới người lao động và gia đình của họ nhằm xoa dịu tình hình, số khác sẽ được Samsung đầu tư vào việc thuê các công ty chuyên nghiệp giúp khảo sát và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện môi trường làm việc của công nhân trong thời gian tới.

(Theo ĐSPL)