- Việt Nam tham gia CPTTP hay còn gọi là TPP 11 bắt đầu từ chính sự cùng chiều của ý tưởng cải cách, dù sức ép cạnh tranh với các tiêu chuẩn cao sẽ vô cùng lớn.

Giữa bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng trong kinh tế toàn cầu, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương – CPTPP (TPP 11) đã được ký kết hôm 8/3 vừa qua có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Sự bắt tay giữa 11 nước thành viên, trong đó, Việt Nam giữ vị trí là một nước sáng lập, tham gia từ rất sớm đã khẳng định quyết tâm mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì lợi ích khu vực, tạo công ăn việc làm, tạo điều kiện đời sống tốt hơn cho người dân.

Qua đó cũng cho thấy, tự do hóa thương mại, đầu tư, liên kết, hội nhập là một quá trình đầy trắc trở nhưng không thể đảo ngược. Việc Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP này đã thêm khẳng định mạnh mẽ về chiến lược chủ động hội nhập sâu rộng với thế giới của Đảng và Nhà nước.

Để tìm hiểu sâu về tiến trình này, chương trình Bàn tròn trực tuyến kỳ này mời quý vị và các bạn cùng đón xem với chủ đề “Việt Nam trong CPTPP: cú hích cải cách và những cơ hội vàng”

Chương trình có sự tham gia của 3 vị khách mời:

-         Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương, trưởng đoàn đàm phán Hiệp định

-         Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)- Đại học Quốc gia Hà Nội

-          Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Theo dõi chương trình phần I tại các video sau:

Video 1:

 

Video 2:  

 

 

 XEM BẢN TEXT CHƯƠNG TRÌNH TẠI LINK SAU:

Việt Nam trong CPTPP: Cú hích cải cách và những cơ hội vàng - Phần 1

Việt Nam trong CPTPP: Cú hích cải cách và những cơ hội vàng - Phần 1

 

 

Ở phần I của bàn tròn, so sánh TPP 11 vừa ký với TPP 12 dự kiến trước kia,  TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR nhìn nhận: "Lợi ích của Việt Nam bị sụt giảm về mặt thị trường... nhưng lợi ích ở đây không chỉ là vấn đề về mở rộng thị trường, mà còn là vấn đề thay đổi thể chế, thay đổi các cơ hội khác"..

Cảm nhận tâm tư của cộng đồng doanh nghiệp, bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập cũng chia sẻ, TPP 11 có thể không hấp dẫn như TPP 12 nhưng nó vẫn còn hấp dẫn, khi mở ra con đường vào thị trường châu Mỹ, một CPTPP bằng 3 FTA...

Ông Trần Quốc Khanh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn Đàm phán hiệp định cho biết: "Chúng ta đồng ý đàm phán hiệp định TPP 12 trước đây vì chúng ta nhận thấy rằng cái mường tượng của chúng ta về hiệp định TPP 12 là cùng chiều với các ý tưởng cải cách của mình... Và một khi các quy tắc của hiệp định TPP 12 cũng như hiệp định TPP 11 bây giờ cùng chiều với ý tưởng cải cách của mình rồi thì chúng tôi nghĩ rằng sẽ nhận được sự đồng thuận của nhân dân, của các cơ quan quản lý Nhà nước, sẽ hợp lòng dân".

XEM TIẾP PHẦN II:

Việt Nam trong CPTPP: Đừng ngồi chờ Nhà nước giải thích

Việt Nam trong CPTPP: Đừng ngồi chờ Nhà nước giải thích

90% doanh nghiệp bày tỏ nhu cầu đầu tiên là cần hiểu cam kết trong hiệp định CPTPP hay TPP 11 là gì, song, Trưởng đoàn đàm phán khuyến cáo, đừng ngồi chờ Nhà nước giải thích.

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Video: Huy Phúc, Xuân Quý, Đức Yên, Bạt Tuấn, Thu Hồng

email: bantrontructuyen@vietnamnet.vn