- Những vụ tài khoản tiền tỷ bỗng chốc "bốc hơi" vẫn chưa có hồi kết, ngân hàng thoái thác trách nhiệm, dân chỉ còn nước khóc mếu. 

Trong vòng 3 năm trở lại đây, đã có ít nhất 5 vụ tiền gửi ngân hàng bỗng nhiên bị ‘bốc hơi’, gây bức xúc lớn cho người dân, doanh nghiệp.

Tháng 8/2015, 4,2 tỷ đồng tiền gửi của bà Trần Thị Thanh Phúc bị rút mất tại ngân hàng SCB Nguyễn Khuyến, Hà Nội.

Tháng 4/2017, hơn 50 tỷ đồng tiền gửi của 6 khách hàng bị mất tại Eximbank Đô Lương, Nghệ An.

Tháng 9/2017, 400 tỷ đồng của khách hàng gửi tại Ocean Bank chi nhánh Hải Phòng cũng ‘không cánh mà bay’.

Và vụ việc nổi cộm nhất gần đây là đầu năm 2018, 245 tỷ đồng của bà Chu Thị Bình gửi tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng mất tích.

Chưa kể, các trường hợp tài khoản tiền gửi của cá nhân bỗng nhiên bị âm thầm rút trộm vài chục triệu tới cả trăm triệu cũng đã diễn ra mà chủ nhân không hề thực hiện thao tác giao dịch, thậm chí, hệ thống thông tin SMS cũng không báo cũng đã được phản ánh nhiều trên các phương tiện thông tin và mạng xã hội.

Trong đó, có những vụ việc cơ quan chức năng đã điều tra, khởi tố hình sự đối với các thủ phạm- chính là cán bộ nhân viên ngân hàng.

Thế nhưng, một nghịch lý xuất hiện: phía ngân hàng thường thoái thác trách nhiệm, đổ mọi tội lỗi cho cá nhân cán bộ, nhân viên của mình, hoặc đổ lỗi do phần mềm. Thậm chí, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước còn đề nghị, khách hàng phải thường xuyên kiểm tra tài khoản. 

Khách hàng- những người mất tiền vô cùng mệt mỏi đòi lại số tiền bị thụt kẹt, bốc hơi, thậm chí phải kiện ngân hàng ra tòa nhưng vẫn chưa đạt được kết quả khả quan khi tiền vẫn chưa thấy về với chủ.

Tranh luận về vấn đề này, các luật sư, các chuyên gia kinh tế cũng có những quan điểm khác biệt nhau. Nổi bật nhất gần đây trên cộng đồng mạng là 2 luồng ý kiến của TS Nguyễn Trí Hiếu và Luật sư Trương Thanh Đức.

Ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, khi tiền bỗng nhiên bị ‘bốc hơi’,  70% tội lỗi thuộc về khách hàng. Luật sư Trương Thanh Đức thì khẳng định 90% lỗi là do ngân hàng. Luật sư Đức cho rằng, nếu ngân hàng làm đúng thì đã chẳng mất tiền.

VieNamNet đã có cuộc phỏng vấn nhanh ý kiến của người dân – những người trong cuộc về vấn đề này.

Mời quý vị cùng xem video về cuộc phỏng vấn ngắn sau:

Anh Lê Văn Công (42 tuổi, Hà Nội) nhận định,  khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng bị mất thì trách nhiệm thuộc về phía ngân hàng. Anh Công cho rằng, dù thế nào đi chăng nữa thì người thiệt thòi nhất vẫn là khách hàng.

Chị Chu Bích Hiệp, (49 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội) thì khẳng định, bị mất tiền trong tài khoản, trách nhiệm thuộc về cả hai bên ngân hàng và khách hàng.

Mời bạn đọc quan tâm về vấn đề này gửi ý kiến về chương trình Bàn tròn trực tuyến theo địa chỉ email: bantrontructuyen@vietnamnet/vn, hoặc qua hệ thống phản hồi dưới bài viết này.

Nhân Hậu

Nhiều vụ tiền gửi 'không cánh mà bay': Tiền ở két sắt trong nhà cũng mất an toàn!

Nhiều vụ tiền gửi 'không cánh mà bay': Tiền ở két sắt trong nhà cũng mất an toàn!

Đánh giá về vấn đề an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán của ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh nhiều vụ tiền "không cánh mà bay", TS.Nguyễn Trí Hiếu khẳng định "gửi tiền ngân hàng vẫn là an toàn nhất".

Trăm tỷ tiết kiệm ‘bốc hơi' và lỗ hổng quản trị tiền gửi của Eximbank

Trăm tỷ tiết kiệm ‘bốc hơi' và lỗ hổng quản trị tiền gửi của Eximbank

Vụ việc Phó giám đốc chi nhánh Eximbank TP.HCM rút 245 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm của khách hàng rồi bỏ trốn đang đặt ra câu hỏi về quản trị tiền gửi của nhà băng này.

Thủ tướng: Không để khách hàng đột ngột mất tiền trong tài khoản

Thủ tướng: Không để khách hàng đột ngột mất tiền trong tài khoản

Tăng cường an ninh mạng và bảo đảm an toàn tài sản cho khách hàng, không để tình trạng khách hàng đột ngột mất tiền trong tài khoản.

Mất tiền trong tài khoản, người dùng nghi ví MoMo bị hack

Mất tiền trong tài khoản, người dùng nghi ví MoMo bị hack

Nhiều người dùng ví điện tử MoMo đã mất hàng triệu đồng trong tài khoản có liên kết với thẻ ngân hàng. Kẻ gian có thể đã hack tài khoản để thực hiện các giao dịch bất chính.