- Ông bà em có 2 người con, bố em là con đầu, sau có một chú. Năm 1989 chú lập gia đình, ở cùng nhà ông bà và bố mẹ em. Đến năm 1991, vợ chồng chú bàn bạc với bố mẹ em là muốn xuống quê nhà vợ mua đất sống vì không hợp sống chung với bà (ông em đã mất cách đây 20 năm).

Sau đó bố mẹ em có phụ tiền cho chú thím mua đất, bà nội em có cho thêm gỗ trong vườn cây. Bà dặn nếu ai ở nuôi bà thì cho toàn bộ vườn đất tại nhà. Vì thế đến năm 1993 nhà nước cấp trích lục cho bố mẹ em đứng tên, năm 2007 nhà nước chuyển đổi lại thành sổ đỏ cho đến nay.

Hiện tại chú thím quay lại kiện đòi chia đất. Tại UBND xã đã đứng ra hòa giải nhưng bố mẹ em không chấp nhận. Thanh tra huyện và tòa án huyện về tuyên quyền sử dụng đất bố mẹ em là đúng. Nay tòa án tỉnh lại gọi bố mẹ em xuống lấy giấy hòa giải lần 3. Bố mẹ em đã già yếu, bà mất cũng lâu còn em đang làm việc cách nhà rất xa. Xin hỏi luật sư nếu không hòa giải thì gia đình em có bị phạt không? Chú thím có quyền đòi chia nhà đất không?

{keywords}
Ảnh minh họa

Hòa giải trong tranh chấp đất đai là một quy định bắt buộc trong Luật Đất Đai 2013. Khi vụ việc đã được đưa ra Tòa án, hòa giải trong tố tụng dân sự của Tòa án là thủ tục trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động, trừ những trường hợp pháp luật quy định không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Theo thông tin bạn nêu, bố bạn là bị đơn trong vụ kiện tranh chấp quyền sử dụng đất. Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Bị đơn có quyền và nghĩa vụ theo Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

15. Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật này.

16. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.

Mở phiên hòa giải là trách nhiệm của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giúp đương sự có thể thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết quan hệ tranh chấp. Nếu bố bạn không có mặt trong buổi hòa giải sau khi đã được triệu tập từ 02 lần trở lên thì theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Điều 207 Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được:

1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Khoản 2 Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: Trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.

Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải được. Bố bạn đã được thông báo hòa giải nếu vắng mặt đến lần thứ 2 thì Tòa án sẽ coi là việc hòa giải không thành. Thẩm phán sẽ tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải và ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.

Việc bà bạn có dặn nếu ai ở nuôi bà thì cho toàn bộ vườn đất tại nhà chưa được lập thành văn bản cụ thể là cho ai, chưa được công chứng nên không có hiệu lực pháp luật. Mảnh đất nếu có nguồn gốc tài sản chung của ông bà là di sản thừa kế. Theo Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015 hàng thừa kế thứ nhất của ông,bà bạn gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi. Do đó, chú bạn có quyền đề nghị chia thừa kế đối với mảnh đất này.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Có được thừa kế tài sản của chị cùng cha khác mẹ?

Có được thừa kế tài sản của chị cùng cha khác mẹ?

Chị cùng cha khác mẹ với tôi qua đời. Chị có hai con ở nước ngoài nhưng không có giấy tờ gì xác nhận quan hệ mẹ con. Tôi có được thừa kế phần tài sản của chị không?

Bố vợ mất, con rể có được chia thừa kế?

Bố vợ mất, con rể có được chia thừa kế?

Ông tôi trước khi chết có để lại 8 cuốn sổ tiết kiệm tổng cộng gần 600 triệu đồng. Bà tôi đã mất cách đây 12 năm.

Thương em gái, muốn tặng cho cả suất thừa kế

Thương em gái, muốn tặng cho cả suất thừa kế

Bố mẹ tôi làm di chúc (có văn bản công chứng) rằng sau khi mất sẽ để lại căn nhà cho vợ chồng anh trai tôi. Hiện bố tôi đã mất, mẹ tôi sống ở nhà khác với vợ chồng anh.