- Cha tôi đã mất năm 2016 nhưng không để lại di chúc. Hiện mẹ tôi đã già yếu, tài sản của cha để lại 200m2 (đất từ đường đã có sổ đỏ đứng tên cha và mẹ tôi được cấp năm 2010). Xin hỏi mẹ tôi được hưởng toàn bộ số tài sản trên hay chỉ một nửa còn lại được chia cho các con. Còn nếu gia đình muốn chuyển toàn bộ tài sản trên sang cho mẹ tôi thì cần làm những thủ tục theo pháp luật hiện hành như thế nào?

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo thông tin bạn cung cấp cha bạn đã mất năm 2016 nhưng không để lại di chúc, tài sản của cha để lại 200m2 (đất từ đường đã có sổ đỏ đứng tên cha và mẹ tôi được cấp năm 2010). Gia đình muốn chuyển toàn bộ tài sản trên sang cho mẹ.

Về chia thừa kế khi người mất không để lại di chúc. Theo Khoản 1, 2 Điều 66 Bộ luật Dân sự 2015 Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết:

1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Theo quy định trên, mảnh đất có sổ đỏ do cả bố và mẹ bạn đứng tên, bố bạn mất không để lại di chúc đồng thời bố mẹ bạn không có thỏa thuận về phân chia tài sản, do đó bố bạn mất thì mẹ bạn quản lý mảnh đất, khi có yêu cầu về phân chia di sản thì mảnh đất này được chia đôi. ½ mảnh đất của bố bạn được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể là sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn gồm: vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của bố bạn. Như vậy, mẹ bạn sẽ được hưởng một nửa mảnh đất và một phần di sản của bố bạn.

Về thủ tục chuyển toàn bộ tài sản trên sang cho mẹ bạn: Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Điều 57 Luật Công chứng năm 2014) hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Điều 58 Luật Công chứng năm 2014) trong đó đồng ý để mẹ bạn hưởng toàn bộ phần di sản thừa kế của bố bạn. Sau khi công chứng văn bản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận/huyện nơi có bất động sản.

Về thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất:

+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Giấy tờ khác: Bản sao chứng thực sổ hộ khẩu, chứng minh minh thư, giấy chứng tử..

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Bố còn sống, con có được nhận thừa kế sớm?

Bố còn sống, con có được nhận thừa kế sớm?

Bố mẹ tôi thống nhất viết chung một di chúc để cho vợ chồng tôi đứng tên mảnh đất của bố mẹ. Nay mẹ tôi mất, bố tôi muốn chuyển luôn cho vợ chồng tôi đứng tên thì có được không?

Cho con đứng tên đất, bố mất quyền chia thừa kế

Cho con đứng tên đất, bố mất quyền chia thừa kế

Vừa qua, ba tôi muốn bán căn nhà đi mà chị không đồng ý cho bán. Tôi đem tờ cam kết của chị ra phường thị họ nói tờ giấy đó ko có giá trị về mặt pháp luật và tài sản này thuộc về chị.

Có được thừa kế tài sản của chị cùng cha khác mẹ?

Có được thừa kế tài sản của chị cùng cha khác mẹ?

Chị cùng cha khác mẹ với tôi qua đời. Chị có hai con ở nước ngoài nhưng không có giấy tờ gì xác nhận quan hệ mẹ con. Tôi có được thừa kế phần tài sản của chị không?