- Trẻ em luôn là đối tượng dễ bị tổn thương trên cả hai phương diện thể chất và tinh thần. Bởi thế, quan tâm, chăm sóc và bảo vệ trẻ em vốn được xác định là nghĩa vụ chung của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

TIN BÀI KHÁC

Sự việc mới đây xảy ra tại Việt Trì, Phú Thọ một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về vấn nạn bạo hành trẻ em.

Nạn nhân được xác định là cháu Nguyễn Thị Kim Liên (2 tuổi, trú tại khu Liên Minh, phường Minh Phương, TP Việt Trì (Phú Thọ). Cháu Liên được cho là bị người hàng xóm của mình thực hiện hành vi cố ý gây thương tích làm cháu bị gãy 4 chiếc răng, bị sốc và ám ảnh trong tình trang miệng đang ngậm băng vệ sinh.

Người tố cáo vụ bạo hành này tới cơ quan công an là ông Nguyễn Văn Ước - ông nội cháu bé.

Như VietNamNet đã đưa tin, trưa ngày 24/9, do có việc riêng nên ông Ước có nhờ người phụ nữ tên Nguyễn Thị Kim Thanh (hàng xóm) trông giúp một lúc. Tuy nhiên khi quay trở lại để đón bé Liên thì ông Ước tá hoá phát hiện bé Liên nằm ở trong nhà, trên người không có một mảnh quần áo, trong mồm bé Liên bê bết máu và ngậm một chiếc băng vệ sinh. Quá bực tức, ông liền trình báo tới cơ quan công an để điều tra làm rõ.

{keywords}

Đối tượng Nguyễn Thị Kim Thanh tại cơ quan công an (ảnh do công an Phú Thọ cung cấp)

Hiện nay, cháu Liên được gia đình đưa đi khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng bị rụng 4 răng (2 răng trên, 2 răng dưới); ngực bị thương nhẹ. Hiện tại bé vẫn hôn mê và liên tục hoảng loạn.

Cơ quan công an điều tra cho biết: Do cháu Liên khóc không dỗ được nên Thanh đã dùng một ngón tay nhét vào mồm cháu Liên, sau đó đổ chai rượu đang dùng dở vào mồm cháu rồi rút mạnh tay và chai rượu ra thì thấy cháu bị chảy máu trong mồm. Do đau quá nên bé Liên càng khóc to, Thanh tiếp tục dùng hai tay ép ngực bé Liên và dùng băng vệ sinh đang dùng nhét vào mồm bé Liên.

Theo khoản 6 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 xác định: “6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác” là hành vi bị nghiêm cấm. Khoản 2 Điều 26 của Luật này cũng xác định: “2. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật”.

Hành vi của Thanh, đổ rượu, nhét BVS vào mồm của cháu bé mới 2 tuổi không chỉ gây ra thương tích mà còn gây hoảng loạn về tinh thần cho cháu. Hành vi trên đã xâm phạm đến thân thể của trẻ em.

Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 104 BLHS sửa đổi năm 2009, Thanh đã có thể cấu thành cố ý gây thương tích với hành vi tăng nặng trách nhiệm hình sự là phạm tội đối với trẻ em:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;”.

Nếu thương tích của cháu bé dưới 11% thì Thanh vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự vì thuộc trường hợp phạm tội với trẻ em. Các cơ quan chức năng cần sớm xác định được tỉ lệ thương tật do Thanh gây ra cho cháu bé để xác định một cách chính xác khung hình phạt mà Thanh phải chịu theo các khoản 1, 2 hoặc 3 của Điều 104.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo