Hamas, nhóm vũ trang nắm quyền kiểm soát Dải Gaza, đã tiến hành vụ đột kích đẫm máu vào các thị trấn của Israel ngày 7/10/2023, khiến gần 1.200 người thiệt mạng và 253 người khác bị bắt giữ làm con tin. Israel đã mở chiến chiến dịch tấn công quân sự vào Gaza nhằm trả đũa Hamas, khiến hơn 34.000 người Palestine thiệt mạng và hàng chục nghìn nạn nhân khác bị thương.

hoa dam palestine.jpg
Một cuộc hòa đàm giữa các quan chức Hamas (phải) và Fatah năm 2014. Ảnh: Flash90

Fatah là phong trào của ông Mahmoud Abbas, Tổng thống đứng đầu Chính quyền Palestine (PA) được phương Tây hậu thuẫn và đang thực hiện các quyền tự trị hạn chế ở Bờ Tây bị Israel chiếm đóng.

Hai phe phái Palestine đối địch trên đã không hàn gắn được các tranh chấp chính trị kể từ khi Hamas trục xuất Fatah khỏi Gaza trong một cuộc xung đột ngắn năm 2007. Mỹ tỏ ra cảnh giác với các động thái nhằm hòa giải hai nhóm, do nước này ủng hộ PA nhưng cấm Hamas vì coi nhóm là tổ chức khủng bố.

Một nhà ngoại giao ở Bắc Kinh được thông báo về sự việc cho biết, các cuộc thương lượng sắp diễn ra ở đại lục nhằm hỗ trợ những nỗ lực hòa giải hai nhóm đối địch ở Palestine.

Tại cuộc họp báo thường kỳ cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nhấn mạnh: “Chúng tôi ủng hộ việc củng cố quyền lực của Chính quyền quốc gia Palestine và hỗ trợ tất cả các phe phái người Palestine đạt được sự hòa giải và tăng cường tình đoàn kết thông qua đối thoại và tham vấn”. Tuy nhiên, người phát ngôn không lên tiếng xác nhận việc Bắc Kinh đăng cai tổ chức hòa đàm Hamas – Fatah.

Theo Reuters, chuyến thăm này sẽ là lần đầu tiên một phái đoàn Hamas công khai tới Trung Quốc kể từ khi cuộc xung đột giữa nhóm vũ trang Hồi giáo với Israel bùng phát ở Gaza. Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng thông tin, nhà ngoại giao Vương Khắc Kiện đã gặp lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh ở Qatar vào tháng trước.

Trung Quốc gần đây đã chứng tỏ ảnh hưởng ngoại giao ngày càng tăng ở Trung Đông, nơi nước này có mối quan hệ chặt chẽ với các quốc gia Ảrập và Iran. Năm ngoái, Bắc Kinh đã làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình mang tính đột phá giữa những đối thủ lâu đời trong khu vực là Ảrập Xêút và Iran.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho hay, ông đã thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức khác ở Bắc Kinh hôm 26/4 về cách Bắc Kinh có thể đóng vai trò mang tính xây dựng trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu, bao gồm cả Trung Đông.