1. Ngày lễ nào quan trọng nhất trong văn hóa Trung Quốc?

  • Tết Thanh minh
  • Tết Trung thu
  • Tết Âm lịch
  • Tết Đoan ngọ
Chính xác

Tết Âm lịch, hay còn có tên khác là Tết xuân, là ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa Trung Quốc. Theo trang Gov.cn, người dân Trung Quốc trong dịp này sẽ tổ chức nhiều hoạt động, lễ hội đón mừng năm mới theo lịch âm như đi chùa cầu phúc, bái tế mộ phần tổ tiên... để cầu mùa màng bội thu và mong năm mới gặp nhiều may mắn.

2. Bánh chưng Trung Quốc (Zongzi) gắn liền với dịp Tết nào của ‘quốc gia tỷ dân’?

  • Tết Hàn thực
  • Tết Đoan ngọ
  • Tết Thanh minh
  • Tết Trùng Dương
Chính xác

Có nhiều giai thoại về Tết Đoan ngọ ở Trung Quốc, trong đó nổi bật nhất là truyền thuyết Khuất Nguyên. Trong thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở tên là Khuất Nguyên. Khi nước Sở bị diệt, Khuất Nguyên vì đau lòng nên đã gieo mình xuống sông vào ngày 5 tháng 5 âm lịch. 

Người dân Trung Quốc kể từ thế kỷ thứ 5 đã bắt đầu tập tục làm bánh chưng (Zongzi) trong ngày 5 tháng 5 âm lịch để ném xuống sông tế bái Khuất Nguyên. Từ đó, Tết Đoan ngọ được hình thành.

3. Lễ Thất tịch gắn liền với truyền thuyết nào dưới đây?

  • Hằng Nga và Hậu Nghệ
  • Nguyệt Lão
  • Ngưu Lang Chức Nữ
  • Táo quân
Chính xác

Lễ Thất tịch bắt nguồn từ truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ. Ngưu Lang là một chàng chăn bò, trong dịp tình cờ đã lấy được Chức Nữ, vốn là tiên trên trời, làm vợ. Tuy nhiên, Ngọc Hoàng buộc hai vợ chồng phải xa nhau khi người ở đầu sông Ngân, kẻ cuối sông. Loài quạ do cảm thương cho tình cảnh của Ngưu Lang Chức Nữ, nên đã bay lên trời để làm cầu giúp cặp vợ chồng có thể gặp lại nhau vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm.

4. Hai nhân vật truyền thuyết Hằng Nga và Hậu Nghệ liên quan đến dịp Tết nào ở Trung Quốc?

  • Tết Nguyên tiêu
  • Tết Trung thu
  • Tết Hàn thực
  • Tết Nguyên đán
Chính xác

Hậu Nghệ do có công cứu thế gian khỏi nạn 10 mặt trời, nên được các vị thần tiên trao cho một viên thuốc bất tử. Nhưng do không muốn xa rời người vợ xinh đẹp là Hằng Nga, nên Hậu Nghệ đã cất viên thuốc đi.

Vào đêm nọ, một kẻ xấu, nhân lúc Hậu Nghệ vắng mặt, đã lẻn vào nhà để ăn trộm thuốc. Nhằm tránh việc kẻ xấu cướp được tiên dược, Hằng Nga đã uống thuốc và bay lên trời. Hậu Nghệ khi về tới nhà thì mọi việc đã muộn. Do thương nhớ vợ, nên Hậu Nghệ cứ vào mỗi đêm trăng tròn đều nặn bánh dạng tròn có hình Hằng Nga trên đó. Người dân Trung Quốc về sau học theo Hậu Nghệ nên cứ tới ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm lại tổ chức nặn bánh, làm đèn lồng, cúng gia tiên... Từ đó, Tết Trung thu được hình thành.