1. Nước nào ở châu Âu có tục xông đất giống Việt Nam?

  • Thụy Sĩ
  • Pháp
  • Đan Mạch
  • Scotland
Chính xác

Scotland là quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, chiếm một phần ba diện tích phía Bắc đảo Anh. Tại đây, đêm giao thừa được gọi là Hogmanay. Mọi người sẽ tổ chức các buổi tiệc tùng, ca hát, sau đó tới thăm nhà người thân để cầu may mắn, thịnh vượng. Người đầu tiên tới xông đất cho gia chủ được gọi là “first footer” và thường là đàn ông.

2. Người xông đất có mái tóc màu nào được xem là mang may mắn đến?

  • Màu vàng
  • Màu đen
  • Màu bạch kim
  • Màu đỏ
Chính xác

Người đầu tiên đến nhà vào dịp năm mới sẽ quyết định vận may của gia chủ trong suốt 12 tháng. Vì vậy, đàn ông đẹp trai, cao lớn và có mái tóc đen hoặc sậm màu sẽ được coi là những người mang lại nhiều may mắn nhất. Ngược lại, người có mái tóc vàng, sáng màu được cho không đem lại may mắn, theo quan điểm của người dân Scotland.

3. Đâu là món quá không mang tới khi đến xông đất tại đây?

  • Than
  • Bánh mì đen
  • Pháo
  • Rượu
Chính xác

Người xông đất cho gia chủ tại Scotland đất thường xuất hiện vào ngày đầu tiên của năm mới hoặc thời khắc sau giao thừa. Họ sẽ mang tới một số món quà như đồng xu (của cải), bánh mì đen (sự no ấm), than đen (sự ấm áp) và rượu. Họ cũng sẽ được gia chủ đón tiếp nồng hậu.

4. Trong đêm giao thừa, người Scotland thường tổ chức hoạt động nào?

  • Rung chuông
  • Đấu vật
  • Đua ngựa
  • Rước đuốc
Chính xác

Người Scotland thường rước đuốc vào đêm giao thừa. Họ quan niệm khói từ ngọn đuốc sẽ xua đuổi tà ma và mang tới may mắn. Tương tự Việt Nam, người Scotland cũng dọn dẹp nhà cửa trước khi thời khắc giao thừa đến. Họ xem đây là hành động giúp loại bỏ những vướng bận năm cũ để chào đón điều tốt đẹp năm mới.

5. Sáng mùng 1 Tết, người dân nước này thường có hoạt động gì?

  • Vào rừng săn bắn
  • Bắn cung
  • Chèo thuyền
  • Ngâm mình dưới nước
Chính xác

Mùng 1 Tết, nhiều địa điểm tại Scotland sẽ tổ chức hoạt động Loony Dook. Theo đó, người dân có thể rủ bạn bè, gia đình tới sông để ngâm mình dưới nước. Khi mới xuất hiện, Loony Dook chỉ thu hút số ít người tham dự, nhưng đã trở thành hoạt động phổ biến từ sau năm 1990.