Theo đó, bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai làm Trưởng ban. Ngoài ra, còn 2 phó ban và nhiều lãnh đạo các sở ngành, UBND TP Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu làm thành viên.

6548c210 f414 4bb0 a1b1 66f230a0aeb5.jpeg
Sân bay Biên Hòa được quy hoạch khai thác lưỡng dụng. Ảnh: P.T

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện các thủ tục đầu tư Cảng hàng không Biên Hòa đảm bảo đầu tư có hiệu quả, đồng bộ và đúng tiến độ.

Cụ thể gồm, thủ tục bàn giao đất quốc phòng; điều chỉnh cấp quy hoạch và đề xuất các phương án giao thông kết nối và các khu phụ trợ; đKhởi động dự án xây dựng sân bay Biên Hoàồng thời, cập nhật vào quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các thủ tục khác để đầu tư xây dựng Cảng hàng không Biên Hòa.

Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai các nội dung theo chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai về việc đầu tư Cảng hàng không Biên Hòa và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện…

Cũng theo quyết định trên, định kỳ 2 tháng/lần hoặc đột xuất, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, cơ quan đơn vị và các địa phương liên quan tổng hợp tham mưu, báo cáo Ban Chỉ đạo, UBND tỉnh tình hình triển khai các nhiệm vụ liên quan.

Hồi tháng 6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sân bay Biên Hòa và sân bay Thành Sơn (tỉnh Ninh Thuận) được quy hoạch khai thác lưỡng dụng. Trong đó, sân bay Biên Hòa với công suất khai thác đến năm 2030 là 5 triệu hành khách/năm và đến năm 2050 đạt 10 triệu hành khách/năm.

Sân bay Biên Hòa được xây dựng năm 1955, hiện tại đây có 2 đường băng cùng hệ thống phục vụ bay. Để khai thác lưỡng dụng, sân bay này cần xây thêm nhà ga, làm mới diện tích sân đỗ cho máy bay cùng các hệ thống chiếu sáng, dẫn đường để cho các loại máy bay thương mại cỡ lớn cất, hạ cánh.