Trung tâm Nội tiết - Bệnh viện quốc tế Phương Châu từng tiếp nhận điều trị nhiều trường hợp bệnh nhân đái tháo đường bị nhiễm trùng bàn chân rất nặng chỉ vì một vết xây xát nhỏ, như trường hợp của ông H.T (75 tuổi, Cần Thơ).

Người nhà cho biết ông T. bị vết dằm nhỏ ở chân nhưng thấy vết thương không đáng kể, chỉ như 1 vết trầy xước thông thường nên chủ quan không điều trị. Trong khoảng 2 tuần trước khi nhập viện, ông T. tự rửa vết thương tại nhà nhưng không thấy cải thiện. Từ một vết dằm nhỏ ban đầu đã phát triển thành vết thương hở rộng, sưng đỏ, đau nhức.

anh 1.jpg

Bác sĩ kiểm tra và thấy vết thương có rất nhiều dịch mủ. Đáng chú ý, ổ mủ nằm ẩn sâu bên trong da nên rất khó phát hiện. Theo TS.BS Trần Thị Trúc Linh, đây là dấu hiệu vết thương bắt đầu hoại tử. Nếu không phát hiện kịp thời tình trạng nhiễm trùng sẽ lan rộng, nguy cơ cao phải cắt bỏ. 

Tại Trung tâm Nội tiết - Bệnh viện quốc tế Phương Châu, ông T. được các bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc tỉ mỉ vết thương bàn chân, cắt lọc mô hoại tử kết hợp với điều chỉnh kháng sinh và kiểm soát đường huyết. Sau gần 1 tháng cắt lọc và chăm sóc bàn chân hàng ngày, vết thương nhiễm trùng hoại tử đã ngừng lan rộng và có dấu hiệu lành tốt. 

anh 2.jpg

TS.BS Trần Thị Trúc Linh cho biết, quá trình điều trị thành công cho bệnh nhân là thành tựu rất lớn của tập thể bác sĩ và điều dưỡng của trung tâm. 

“Khi đi đến quyết định giữ lại bàn chân cho bệnh nhân, đối với những người thầy thuốc thì đó không thể là một quyết định cảm tính do nguyện vọng của bệnh nhân và gia đình quá lớn. Nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường là biến chứng có diễn biến rất phức tạp, quá trình điều trị cần có phác đồ, theo dõi sát sao và sự phối hợp từ nhiêu chuyên khoa. Quyết định đó thực sự là một thách thức lớn nhưng chúng tôi đã tự tin điều trị bằng kinh nghiệm của nhiều ca nhiễm trùng bàn chân đã được điều trị thành công tại trung tâm”, BS. Linh nói. 

Theo thống kế từ WHO, cứ mỗi 30 giây lại có một bệnh nhân đái tháo đường phải đoạn chi. Bên cạnh nỗi lo mất chi, bệnh nhân còn phải đối mặt với nhiều biến chứng khác như mù lòa, bệnh thận, bệnh tim mạch... Điều trị đái tháo đường không chỉ dùng thuốc đúng, đủ mà còn cần kết hợp với nhiều phương pháp như chế độ ăn uống, thay đổi lối sống, tâm lý liệu pháp…

Tại Trung tâm Nội tiết - Bệnh viện quốc tế Phương Châu, điều trị đái tháo đường nói riêng và các bệnh mãn tính khác đều được cá thể hóa. Mỗi bệnh nhân được theo dõi và điều trị bởi một phác đồ được tính toán khoa học dựa trên đặc điểm bệnh lý, thể trạng, tâm lý cho đến thói quen sinh hoạt. Từ đó, bệnh nhân sẽ dễ dàng hơn trong việc tuân thủ điều trị để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Tấn Tài